Sau khi được điều chỉnh lại dải phân cách, tổ chức lại giao thông theo hướng thu hẹp làn xe máy, mở rộng thêm một làn ô tô, trên cầu đã giảm ùn tắc kéo dài vào giờ cao điểm. |
Tuy nhiên, trong giờ cao điểm những ngày qua, mặc dù cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3 không tắc, nhưng đường hai đầu cầu dẫn xuống các nút giao như Lĩnh Nam (Hoàng Mai), Cổ Linh (Long Biên) lại thường xuyên ùn tắc. |
Xe xếp hàng để xuống nút giao Lĩnh Nam, dẫn tới ùn ứ kéo dài trên đường Vành đai 3 và đường dẫn cầu Thanh Trì. |
Nguyên nhân ùn tắc tại nút giao Lĩnh Nam được xác định: Lưu lượng từ cầu Thanh Trì xuống và từ đường gom bên dưới từ Pháp Vân lên cầu đông trong khi đó thời gian chờ đèn đỏ ở đây là 90 giây (1,5 phút), các hướng khác ít xe hơn nhưng chỉ chờ từ 20 đến 50 giây. |
Ngoài ra, đường dẫn xuống cầu Thanh Trì ở hai đầu đã được thu hẹp dải phân cách để mở rộng làn ô tô, nhưng nhiều vạch liền vẫn chưa được xóa bỏ (mũi tên đỏ), dẫn đến ô tô đi theo làn đường cũ, không dám đi sang làn đường vừa được mở rộng. |
Tình trạng trên đã gây ùn ứ tại làn ô tô ở đường dẫn xuống cầu. |
Tiếp đến, đường Vành đai 3 và cầu Thanh Trì theo thiết kế của Bộ GTVT xe ô tô được lưu thông đến 100km/h, nhưng tại cầu Thanh Trì chỉ cho phép ô tô được chạy tối đa 60km... |
Nhiều lái xe cho rằng, để không bị bất ngờ, xe dồn toa, ùn ứ, cơ quan chức năng nên bố trí biển hạn chế tốc độ từ xa. |
Cùng với đó, biển báo cấm ô tô tại làn xe máy cắm khuất tầm nhìn, xa tầm quan sát của lái xe, nên có biển nhắc lại tại đầu đường phân làn. |
Mặc dù đã thu hẹp làn xe hỗn hợp để mở rộng làn ô tô, làn xe hỗn hợp này chỉ dành cho xe máy nhưng một số ô tô vẫn vi phạm biển báo, phương án tổ chức giao thông mới. Nhiều xe vi phạm vẫn chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thường xuyên. |