Rút quân khỏi biên giới với Ukraine, Nga đang toan tính điều gì?

0:00 / 0:00
0:00
Lực lượng thiết giáp Nga ở Crimea
Lực lượng thiết giáp Nga ở Crimea
TPO - Một số chuyên gia quân sự phương Tây nhận định Moscow có thể đã sử dụng việc tăng quân để gửi tín hiệu tới Kiev, Brussels và đặc biệt là với Washington rằng Nga là một lực lượng cần phải tính đến.Tuy nhiên, giảm căng thẳng không có nghĩa là căng thẳng chấm dứt.

Và khi mọi thứ đạt tới ngưỡng, họ sẽ rút quân để đảm bảo mọi việc không đi quá xa.

Sau nhiều tuần căng thẳng xung quanh việc quân đội Nga tăng cường sát biên giới Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh cho một số đơn vị trong khu vực trở về căn cứ của họ.

EU ước tính rằng hơn 100.000 binh sĩ Nga đã tập trung gần biên giới cũng như ở Crimea, nơi Nga sáp nhập vào năm 2014 từ tay Ukraine.

Phát biểu tại Crimea, ông Shoigu cho biết các đơn vị đang tập trận sẽ trở về căn cứ. Ông nói thêm, mục đích của đợt "kiểm tra nhanh" đã đạt được.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người trước đó đã đề nghị gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại khu vực xung đột, hoan nghênh quyết định "giảm leo thang" căng thẳng ở biên giới.

BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói: “Quân đội đã chứng tỏ khả năng cung cấp một nền phòng thủ đáng tin cậy cho đất nước”, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã chỉ thị cho chỉ huy các đơn vị từ quân đoàn 58 và 41 cũng như một số sư đoàn dù bắt đầu trở lại căn cứ từ hôm nay và hoàn thành hoạt động này trước ngày 1 tháng Năm.

Tổng thống Zelensky đã nêu vấn đề quân đội Nga với các nhà lãnh đạo châu Âu hồi tuần trước. Người đứng đầu lực lượng vũ trang Ukraine nói các đơn vị quân đội Nga đã tiến vào các khu vực Rostov, Bryansk và Voronezh hay Crimea, trong khi các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn đóng quân ở biên giới.

Sau thông báo của ông Shoigu, NATO nói rằng bất kỳ động thái nào nhằm đảo ngược sự leo thang sẽ là "quan trọng và quá chậm". Họ nói thêm rằng liên minh quân sự phương Tây này vẫn đề cao cảnh giác.

Các nhà lãnh đạo NATO đã kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào tháng Sáu và vấn đề Nga sẽ được đặt cao nhất trong chương trình nghị sự.

Mặc dù Nga bác bỏ nhận định nói rằng việc tăng cường binh lực ở biên giới, tổ chức các cuộc tập trận là để đáp trả các hành động "đe dọa" từ NATO, họ cũng được cho là đang có kế hoạch ngăn chặn các khu vực trên Biển Đen, cấm tàu thuyền nước ngoài. Ukraine lo ngại các cảng của họ có thể bị ảnh hưởng.

Nga cho rằng đây chỉ là các cuộc tập trận quân sự.

Một số chuyên gia quân sự phương Tây nhận định rằng có thể đã sử dụng việc tăng Moscow tăng quân để gửi tín hiệu tới Kiev, Brussels và đặc biệt là với Washington rằng Nga là một lực lượng cần phải tính đến.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lưu ý điều này. Tuần trước, ông đã điện thoại cho Tổng thống Putin và đề xuất một cuộc gặp thượng đỉnh. Ông cũng đã áp đặt một vòng trừng phạt mới đối với cái mà phía Mỹ gọi là "hoạt động ác ý" của Nga.

Tuy nhiên, giảm căng thẳng không có nghĩa là căng thẳng chấm dứt. Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã nói rõ rằng "Nga đang thực hiện các biện pháp đáp trả các mối đe dọa từ NATO".

Ví dụ, Moscow đang có kế hoạch phong tỏa các khu vực của Biển Đen đối với hàng hải nước ngoài trong sáu tháng.

MỚI - NÓNG
Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà
Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà
TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến 9h sáng nay (11/9), lượng nước về hồ chứa thuỷ điện Thác Bà đã giảm xuống còn 3150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ). Thủy điện đã mở 3/3 cửa xả theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn đập.