TPO - Lễ cúng no đủ là một nghi lễ quan trọng đối với người Ê Đê sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo truyền thống của người Ê Đê, nghi lễ này thường được tổ chức tại một khoảng đất rộng, bằng phẳng, gần cây cổ thụ có nhiều tổ ong.
TPO - Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 năm 2024 có gần 600 nghệ nhân tham gia. Không gian biểu diễn được tổ chức tại 2 khu du lịch nổi tiếng của TP Buôn Ma Thuột, nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.
TPO - Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.
TPO - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), người dân và du khách được tận mắt chứng kiến lễ rước rể của dân tộc Ê Đê. Lễ rước rể của người phụ nữ Ê đê diễn ra theo các nghi thức: lễ hỏi (lễ đưa vòng), thỏa thuận về lễ vật thách cưới, lễ rước rể, đón rể vào nhà...
Buôn Trí, xã Krông Na, vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng trở thành buôn du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
TPO - Du khách và nhân dân du xuân nơi thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột được thưởng thức các tiết mục biểu diễn cồng chiêng, múa, hát dân ca dân tộc Ê Đê với chủ đề Chào Xuân của các nghệ nhân, các bạn trẻ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
TPO - Cận kề năm mới, bà con đồng bào dân tộc thiểu số buôn Kdoh (xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) hội tụ về không gian linh thiêng của buôn để hoà vào niềm vui có nhà cộng đồng mới, trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
TP - Văn hoá truyền thống của người dân tộc bản địa Tây Nguyên được các nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Nét đẹp tiềm ẩn, nguyên sơ nơi vùng đất này được bung ra tại những triển lãm ảnh. Nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đã chạm đến cảm xúc, trái tim của công chúng yêu nghệ thuật.
TPO - Hát kể sử thi Êđê là sinh hoạt văn hóa cộng đồng được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Trước đây, với bà con đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, thiếu cồng chiêng, vắng những đêm hát kể sử thi chẳng khác nào cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối.
TPO - Tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm nay, có các hoạt động gắn với voi như cúng sức khỏe, voi thi chào khán giả, du khách trải nghiệm hoạt động voi thân thiện…
TPO - Ngày đầu tiên của năm 2023, người Xơ Đăng ở buôn H'ring (xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) tưng bừng mở hội "mừng lúa mới”. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Đăng.
TPO - Tộc người K’Ho Srê vừa tổ chức lễ hội mừng lúa mới, báo hiệu mùa màng đã thu hoạch xong, còn các tộc người khác ở Tây Nguyên cũng đang tất bật dựng cây nêu, ủ rượu cần cho lễ hội long trọng này. Mỗi buôn làng chọn một vài ngày thích hợp để mở hội trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay cho đến tháng 1 năm sau.
TP - Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra theo từng nhà. Sau lễ cúng, thanh niên, trẻ con trong buôn làng thực hiện một nghi thức quan trọng là giành đồ ăn ở mâm rau củ. Điều này có ý nghĩa hăng hái tìm kiếm cái mới, bỏ cái cũ, chuẩn bị cho mùa mới với nhiều hy vọng.
TP - Nhìn đàn voi nhà già nua đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều chủ voi đã tìm cách xoay xở. Có người buồn bã chấp nhận xa con voi vốn đã gắn bó với mình hàng chục năm trời, nhưng cũng có chủ nhất quyết giữ voi ở lại theo cách riêng…
TP - Trong “cơn lốc” đô thị hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bị mai một dần. Để giúp các bạn trẻ quay về với nguồn cội, Huyện Đoàn Tuy Đức (Đắk Nông) lập câu lạc bộ (CLB) “Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc M’nông”, tạo sân chơi bổ ích.
TPO - Hầu hết công nhân ở Bắc Giang và Bắc Ninh đã trở lại nhà máy, khu công nghiệp (KCN). Sau dịp Tết đoàn viên, công nhân vào việc với không khí phấn chấn. Dù dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng môi trường làm việc đã dễ thở hơn; hàng chục nghìn việc làm đang chờ công nhân mới nhập cuộc.
TPO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước vừa tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước”.
TP - Buôn Choah - vùng đất sơn thủy hữu tình, núi non hùng vĩ cùng truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc của các dân tộc anh em. Ở đó còn có miệng núi lửa Nâm P’lang tọa lạc... Tuy nhiên, những tiềm năng, thế mạnh đó chưa được khai thác, phát huy hiệu quả.
TP - Cho đến bây giờ, chưa có nhà nghiên cứu văn hoá nào cất công nghiên cứu “Văn hoá rượu cần” ở Tây Nguyên một cách đầy đủ như là một công trình nghiên cứu sâu sắc nhất, đúng nghĩa nhất. Đó là một điều đáng tiếc.
TPO - Vào các dịp lễ, việc lớn, đặc biệt mùa Xuân, trong bữa cơm đãi khách của người Ba Na ở làng Dêr Tul Đoa (xã Đắk Sơ Mei, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) không thể thiếu bình rượu cần được làm từ men “trống mái” thơm ngon tuyệt hảo.
TPO - Trong 2 ngày 29-30/12/2018, cư dân TP.Buôn Ma Thuột và đồng bào các buôn làng vùng ven đã đến Bảo tàng Thế giới Cà phê để cổ vũ “Hội thi ủ rượu cần” lần đầu tiên được tổ chức, đồng bào Ê đê xã Ea Tiêu dự thi và trình diễn.
TP - Từ bao đời, thưởng thức rượu cần là phong tục đặc trưng trong các dịp lễ hội truyền thống, những bữa tiệc đãi khách của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ngày nay, loại rượu cần làm từ men lá rừng không chỉ là thức uống không thể thiếu ở buôn làng, mà đã chu du khắp phố phường bởi sự yêu thích của du khách thập phương.
Với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở huyện miền núi huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) thì sâm cau được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.
Ba học sinh, Lê Đức Thông, Tô Hoàng Khang và Nguyễn Thành Luân, học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Lê Hữu Trác, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã sáng chế thành công “Máy chưng cất rượu hương càphê.”
TP - Công ty TNHH Du lịch Nghỉ dưỡng Sinh thái Mai Châu vừa khai trương khu nghỉ dưỡng Mai Châu Ecolodge nằm trọn trên quả đồi Pòm Pu, xã Nà Phòn thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Để lấy được vợ, ngoài chuyện lội suối, băng rừng… các trai bản người dân tộc Ma Coong xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) bắt đầu cuộc hò hẹn với bạn gái bằng cách... rót nước vào tai cô gái ấy.