Độc đáo hội thi ủ rượu cần

Đây là lần đầu tiên Đắk Lắk có hội thi Ủ rượu cần
Đây là lần đầu tiên Đắk Lắk có hội thi Ủ rượu cần
TPO - Trong 2 ngày 29-30/12/2018, cư dân TP.Buôn Ma Thuột và đồng bào các buôn làng vùng ven đã đến Bảo tàng Thế giới Cà phê để cổ vũ “Hội thi ủ rượu cần” lần đầu tiên được tổ chức, đồng bào Ê đê xã Ea Tiêu dự thi và trình diễn.
Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 1

Các nghệ nhân, dân làng hào hứng tham gia

Hội thi gồm 2 phần: Trang trí không gian nhà dài truyền thống của người Ê-đê; Trải nghiệm quy trình ủ rượu cần và thưởng thức món ăn bản địa

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 2 Nhiều món ăn ngon lạ được đồng bào mời thưởng thức tại chỗ

Đem đầy đủ vật dụng đến làm rượu, đồng bào ủ xong sẽ chờ tới ngày 12/02/2019 (tức mùng 8 Tết Kỷ Hợi) mới mở các chóe rượu ra để Ban Giám khảo là các nghệ nhân, trí thức, già làng uy tín bình chọn. Sau khi trao giải, các chóe rượu này được cắm cần mời tất cả cư dân tham gia Tết Trồng cây quanh khuôn viên Bảo tàng thế giới cà phê cùng thưởng thức.

Đây là một trong nhiều hoạt động nhằm tái hiện, phát triển và quảng bá những nét đẹp văn hoá bản địa tới khách du lịch nhân dịp Tết Kỷ Hợi.

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 3 Đồng bào nghe Ban tổ chức phổ biến quy chế cuộc thi

Bà A Mí Ngân, buôn trưởng buôn Êa Tiêu, xã Êa Tiêu, TP. Buôn Ma Thuột chia sẻ: “Đồng bào trong buôn được Trung Nguyên hỗ trợ tham gia hội thi ý nghĩa này, ai cũng vui thích và nhiệt tình chuẩn bị. Từ các vật dụng, dụng cụ để bài trí không gian nhà dài, cho tới đến việc chọn gạo, trấu, lá men và cả nội dung giới thiệu quy trình ủ rượu, cả buôn đều cùng làm, cùng bàn với nhau, hào hứng lắm”.

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 4 Có dịp trổ tài, ai cũng hào hứng

Truyền thuyết của người Ê Đê kể rằng: Từ thuở xa xưa, con người chưa biết ổn định cách làm ăn. Giàng thương tình, sai thần Gi Rim xuống giúp, dạy cho con người cách trồng trỉa lúa bắp, nấu cơm, thổi xôi. Khi cuộc sống khấm khá, thần lại dạy cách nấu rượu để uống. Từ đó, rượu cần trở thành thức uống không thể thiếu trong văn hoá sinh hoạt cộng đồng.

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 5 Rượu cần và cồng chiêng không thể thiếu trong văn hóa Tây Nguyên 

Trong các trường ca sử thi Đăm San, Xinh Nhã, những ché rượu cần được nhắc đến rất nhiều lần mỗi khi buôn làng tổ chức lễ hội, mừng chiến công. Và cho tới bây giờ, với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ở đâu có lễ hội, cưới hỏi, mừng thọ, chuyện vui, chuyện buồn, khách khứa, bầu bạn… ở đó đều có rượu cần.

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 6 Nhiều chiêng, chóe cũng là biểu hiện của sự giàu có

Rượu cần thể hiện cho sự thịnh vượng, giàu có của mỗi gia đình, mỗi buôn làng. Nhà nào giàu có, nhiều ché, thì rượu có thể được ủ và chôn dưới đất cả năm vì rượu càng ủ lâu càng ngon. Không ai uống rượu cần một mình, vì đây là loại rượu để gia chủ chung vui với khách. Khi được mời cầm cần, khách không được phép từ chối. Uống xong, phải mời mọi người xung quanh và chuyển cần vào tay người tiếp theo để thể hiện phép lịch sự.

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 7 Lối vào Bảo tàng thế giới cà phê 

Rượu cần nên được thưởng thức trong âm vang cồng chiêng. Đó là nét văn hoá đặc trưng, nơi “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được Unesco công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại từ năm 2005.

Độc đáo hội thi ủ rượu cần ảnh 8 Tiến sĩ Tuyết Nhung (người cầm sổ) cũng là  thành viên Ban giám khảo Hội thi

Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông - giảng viên trường ĐH Tây Nguyên, thành viên Ban giám khảo Hội thi chia sẻ: Thật cảm kích khi thấy đồng bào nồng nhiệt tham gia cuộc thi ủ rượu cần tại Bảo tàng Thế giới cà phê. Mong sẽ có thêm nhiều chương trình văn hoá tương tự được tổ chức, để cư dân bản địa có cơ hội trải nghiệm những nét đặc biệt trong văn hoá trên vùng đất mình đang sống. Từ đó, mọi người hiểu sâu hơn, đúng hơn để kể với bạn bè bốn phương.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.