Lấy Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ làm ví dụ, ông nói rằng: “THAAD có tầm bắn ngắn hơn và không có khả năng tấn công các mục tiêu ngoài chân trời. Ngoài ra, nó hoàn toàn là hệ thống tên lửa chống đạn đạo được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo”.
Hệ thống tên lửa tầm xa S-400, được phát triển để đối phó với Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) của Tổng thống Ronald Reagan, hay còn gọi là Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars), còn có nhiều khả năng khác.
“S-400 có khả năng tấn công các mục tiêu ở tầm cao tới 300km (186 dặm). Đặc điểm riêng biệt thứ 2 của hệ thống này là khả năng bắn và quên (tức là bắn và tự phá hủy). Khác với các hệ thống tên lửa của Mỹ, S-400 không cần phải theo dõi mục tiêu”, ông Sivkov giải thích.
Ngoài ra, S-400 là tổ hợp tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công các mục tiêu nằm ngoài chân trời, chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh. Hệ thống còn được bảo vệ tốt chống lại các thiết bị tác chiến điện tử.
Đến nay, chỉ có Trung Quốc đã ký hợp đồng mua loại tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất này, nhưng Nga hy vọng sau đó nhiều nước sẽ tiếp tục đàm phán về việc mua hệ thống này.
Arap Saudi được cho là đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, trong khi đó, thỏa thuận vũ khí trị giá 10 tỷ USD với Ấn Độ sẽ được ký kết trong chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 12-2015 tới, dự kiến sẽ có loại tên lửa này.