Rơi máy bay chở tướng Ấn Độ: Những sự cố liên quan dòng trực thăng Mi-17V-5

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh: Flight Global
Ảnh: Flight Global
TPO - Từ năm 2010 đến nay, mẫu trực thăng Mi-17V-5 của Ấn Độ đã gặp ít nhất 7 vụ tai nạn nghiêm trọng khiến hơn 50 người thiệt mạng. Vụ tai nạn mới nhất xảy ra ngày 8/12. Trong số 13 nạn nhân, có Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ - tướng Bipin Rawat.

Tháng 2/2016, tập đoàn nhà nước Rostec (Nga) bàn giao 3 lô máy bay cuối cùng của hợp đồng cung cấp 151 chiếc trực thăng Mi-17V-5 cho Ấn Độ. Số trực thăng này được sản xuất bởi nhà máy trực thăng Kazan.

Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn của Nga trong lĩnh vực quân sự quốc phòng. Theo Rostec, Mátxcơva đã chuyển giao cho New Delhi khoảng 110 chiếc Mi-4, 128 chiếc Mi-8. Dữ liệu mới nhất cho thấy Không quân Ấn Độ hiện sở hữu khoảng hơn 200 chiếc Mi-17V-5.

Tính năng của Mi-17V-5

Phía Nga cho biết trực thăng Mi-17V-5 được cung cấp cho Ấn Độ là một trong những máy bay tiên tiến nhất của dòng Mi-8/Mi-17. Máy bay có thiết kế đặc biệt với buồng lái hoàn toàn bằng kính. Mỗi chiếc đều được trang bị hệ thống điện tử hàng không KNEI-8, cùng bốn màn hình hiển thị đa chức năng thay thế cho bảng điều khiển, tạo điều kiện thuận lợi cho các thao tác của phi công.

Ngoài ra, Mi-17V-5 còn được trang bị động cơ mạnh mẽ hiện đại, giúp nâng cao khả năng vận chuyển hàng hoá nặng và cồng kềnh. Trọng lượng cất cánh tối đa của trực thăng Mi-17V-5 là 13.000kg. Máy bay có thể chở tối đa 36 binh sĩ có vũ trang. Chúng đặc biệt phù hợp với các vùng núi cao của Ấn Độ.

Rơi máy bay chở tướng Ấn Độ: Những sự cố liên quan dòng trực thăng Mi-17V-5 ảnh 1

Trực thăng Mi-17V-5. Ảnh: Economic Times

Khả năng tương thích với kính nhìn ban đêm cho phép trực thăng hoạt động bình thường ngay cả trong điều kiện tầm nhìn kém và đêm tối.

Trực thăng được trang bị tên lửa Shturm-V, rocket S-8, súng máy 23mm, súng máy PKT và súng săn ngầm AKM. Số vũ khí này cho phép tấn công xe bọc thép, các mục tiêu trên bộ và nhiều mục tiêu khác.

Các bộ phận quan trọng của trực thăng được bảo vệ bằng tấm bọc thép. Thùng nhiên liệu được làm đầy bằng bọt polyurethane để bảo vệ khỏi các vụ nổ.

Tốc độ tối đa của trực thăng Mi-17V-5 là 250km/giờ, độ cao tối đa mà máy bay có thể đạt được là 6.000m.

Mi-17V-5 có thể được triển khai trong các nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí, hỗ trợ chữa cháy, hộ tống, tuần tra và tìm kiếm cứu nạn. Theo NDTV, Mi-17V-5 là xương sống của Không quân Ấn Độ. Loại máy bay này cũng thường được sử dụng để đưa đón các nhân vật cấp cao, bao gồm cả thủ tướng.

Giá mỗi chiếc Mi-17V5 dao động khoảng 16,4 đến 18,4 triệu USD.

Ngoài Ấn Độ, trực thăng Mi-17V-5 còn được sử dụng ở Iraq, Cộng hoà Séc và Afghanistan.

Những sự cố liên quan đến Mi-17V-5 ở Ấn Độ

Ngày 19/11/2010: Một máy bay trực thăng Mi-17 của Không quân Ấn Độ rơi gần Tawang, khiến 12 người thiệt mạng.

Ngày 30/8/2012: Hai máy bay trực thăng Mi-17 của Không quân Ấn Độ va chạm với nhau và rơi xuống làng Sarmat ở Gujarat, khiến 9 người thiệt mạng.

Ngày 25/6/2013: Máy bay trực thăng Mi-17V-5 khi đang tham gia chiến dịch cứu hộ đã bị rơi ở phía bắc Gaurikund. 8 người trên máy bay thiệt mạng.

Ngày 6/10/2017: 7 binh sĩ thuộc Không quân Ấn Độ đã thiệt mạng khi một chiếc trực thăng Mi-17V-5 rơi xuống vùng núi cao gần Tawan.

Ngày 3/4/2018: Một máy bay Mi-17V-5 khi đang thực hiện hiện nhiệm vụ đã rơi gần Kedarnath. 6 thành viên phi hành đoàn đều an toàn.

Ngày 27/2/2019: Máy bay trực thăng Mi-17V-5 cất cánh từ sân bay Srinagar để tham gia một hoạt động thường lệ. Nhưng chỉ sau đó 10 phút, máy bay rơi gần Budgam. Tất cả 6 quân nhân trên máy bay đều thiệt mạng. Không quân Ấn Độ kết luận chiếc máy bay bị chính tên lửa phòng không Spyder của nước này bắn nhầm.

Ngày 8/12/2021: Chiếc trực thăng chở Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ - Tướng Bipin Rawat gặp tai nạn, khiến 13 người thiệt mạng. Người duy nhất sống sót là quân nhân tên Varun Singh. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là do tầm nhìn kém, sương mù dày đặc.

Theo NDTV, India Today, Economic Times
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.