Quốc hội ra nghị quyết, giao nhiệm vụ cho 4 'tư lệnh' được chất vấn

Quốc hội ra Nghị quyết, bế mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14. Ảnh Như Ý
Quốc hội ra Nghị quyết, bế mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14. Ảnh Như Ý
TPO - Chiều 27/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Trên cơ sở đó, Quốc hội giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 "tư lệnh" được chất vấn vừa qua.

Quốc hội ghi nhận các kết quả đạt được và giải pháp, cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc hội yêu cầu có giải pháp hiệu quả thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền trong xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

Lĩnh vực này cần chú trọng phát triển thị trường trong nước, duy trì và phát triển thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng; tích cực triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; tiếp tục đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi.

Đồng thời sớm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân trong hỗ trợ đóng tàu; xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ chính sách. Tăng cường ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp…

Không để xảy ra thiếu điện

Với lĩnh vực Công Thương, Quốc hội đề nghị triển khai hiệu quả Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng, ban hành Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030; tiếp tục đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Nghị quyết yêu cầu khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh; rà soát, tổng kết, đánh giá, hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sớm ban hành quy định về cách xác định hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam; giám sát chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, xử lý nghiêm việc lợi dụng, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Năm 2020, hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; năm 2021, hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Điện lực, bảo đảm phát triển cân đối nguồn điện giữa các vùng, miền, giữa nguồn và lưới điện; khẩn trương rà soát, xử lý những bất cập trong quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án điện, đặc biệt là các dự án điện mặt trời; đề xuất cơ chế, giải pháp để sớm đưa vào vận hành các dự án điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 bị chậm tiến độ, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và các năm tiếp theo, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; khẩn trương kiểm tra, đánh giá để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý...

Đánh giá thí điểm thi tuyển lãnh đạo

Đối với lĩnh vực Nội vụ, tiếp tục thực hiện theo lộ trình việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, phân loại đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với các nội dung theo quy định.

Quốc hội yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhất là quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm; nghiên cứu chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Trong năm 2020, sơ kết, đánh giá Đề án thí điểm thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, Sở, phòng để sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ, không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Trong năm 2019, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục; có phương án, lộ trình bố trí, sắp xếp và bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức diện dôi dư.

Xử nghiêm lợi dụng mạng xã hội xuyên tạc

Đối với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Quốc hội yêu cầu tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Báo chí năm 2016; tiếp tục khẩn trương triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Khẩn trương ban hành quy định của pháp luật để quản lý hoạt động của tạp chí điện tử; phân định rõ tính chất chuyên ngành, định kỳ của tạp chí; rà soát, chấn chỉnh hoạt động liên kết giữa các tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan báo chí; trong năm 2020, ban hành hướng dẫn về liên kết trong hoạt động báo chí.

Đồng thời, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thông tin điện tử, đặc biệt là các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội; xử lý nghiêm tình trạng trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động như cơ quan báo chí; rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về an ninh mạng; có giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm việc lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

MỚI - NÓNG
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
TPO - Nối tiếp những chương trình biểu diễn thành công trước đó, buổi diễn cuối cùng của Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival khép lại với sự xuất hiện của nhóm nhạc Da LAB và ca sĩ Bùi Trường Linh. Hàng nghìn khán giả của chương trình say sưa hát theo, hòa giọng với những bản tình ca của Da LAB và Bùi Trường Linh.