Sóc Trăng khai thác thêm mỏ cát trên sông Hậu phục vụ cao tốc

TPO - Mỏ cát số hiệu MS12 trên sông Hậu được đưa vào khai thác, cung cấp cho dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

Sáng 11/10, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn tổ chức lễ khởi công dự án khai thác mỏ cát MS12, tại xã An Lạc Tây (huyện Kế Sách). Cát từ mỏ này được dùng phục vụ dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1, đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng khai thác thêm mỏ cát trên sông Hậu phục vụ cao tốc ảnh 1

Mỏ cát MS12 ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Mỏ cát MS12 có diện tích hơn 60ha, tổng trữ lượng cát san lấp được phép khai thác trong 14 tháng hơn 628.000m3. Thời gian khai thác từ 7-17h hằng ngày.

Trong đó, công suất khai thác từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 7 tối đa 78.000 m3/tháng, tương đương 3.000m3/ngày. Từ tháng thứ 8 đến thứ 13, công suất khai thác 12.000 m3/tháng, tương đương 462m3/ngày và tháng thứ 14 công suất khai thác 10.003 m3/tháng, tương đương 385m3/ngày. Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 4,2 tỷ đồng.

Ông Ngô Thái Chân - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết, mỏ MS12 cát nhiều và đẹp. Ngoài mỏ này, các nhà thầu thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đang khai thác cát sông ổn định tại các mỏ MS01, MS03 và chuẩn bị khai thác mỏ MS04.

Đối với dự án cao tốc trục dọc Cần Thơ – Cà Mau, nhà thầu đã được cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cấp quyền khai thác mỏ B1.2 và B1.2. Trong đó, mỏ B1.1 đang được khai thác ổn định.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng. Dự án này có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP Châu Đốc (An Giang), điểm cuối tại cảng Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đoạn qua tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 56 km.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật mới: Lần đầu Việt Nam điều trị khối u ác tính không cần phẫu thuật

Kỹ thuật mới: Lần đầu Việt Nam điều trị khối u ác tính không cần phẫu thuật

TPO - Ngày 12/4, tại Hội nghị Khoa học giới thiệu kỹ thuật mới tổ chức tại Hà Nội, GS. Nguyễn Viết Tiến - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Y khoa Quốc gia, công bố Việt Nam đã áp dụng thành công phương pháp điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU). Đây là lần đầu tiên kỹ thuật tiên tiến này được triển khai tại Việt Nam.
Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày và cách phát hiện sớm không phải ai cũng biết

TPO - Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, từ viêm loét dạ dày, trào ngược đến ung thư. Trong đó, nội soi được xem là "tiêu chuẩn vàng" giúp chẩn đoán chính xác tổn thương, thậm chí phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Thế nhưng, không ít người e ngại vì lo sợ đau đớn, buồn nôn hoặc chưa biết chuẩn bị thế nào để quá trình diễn ra suôn sẻ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim nhân tạo

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim nhân tạo

TPO - Ngày 12/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện TWQĐ 108) thông tin lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD – HeartMate 3). Đây là thành tựu đột phá, đưa Việt Nam gia nhập nhóm các quốc gia có thể triển khai những kĩ thuật tim mạch tiên tiến nhất thế giới.
Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ

Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ

TPO - Ngày 11/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp ngộ độc nặng do ăn củ ấu tàu. Nạn nhân là nữ bệnh nhân 56 tuổi, nhập viện trong tình trạng buồn nôn, tê bì môi và tứ chi, tụt huyết áp, đau bụng và buồn đi ngoài – các triệu chứng xuất hiện khoảng một giờ sau khi ăn lượng lớn củ ấu tàu thay cơm.