Phim 'Lều chõng': Sống lại không khí bút nghiên

Toàn cảnh trường thi trong “Lều chõng”
Toàn cảnh trường thi trong “Lều chõng”
TP - Làng Văn Khoa một thời trong Lều chõng của Ngô Tất Tố sống lại trong phim truyền hình cùng tên của đạo diễn NSƯT Nguyễn Thanh Vân với những hình ảnh về khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn.
Toàn cảnh trường thi trong “Lều chõng”
Toàn cảnh trường thi trong “Lều chõng” . Ảnh: Hữu Tuấn

Kịch bản gốc của nhà biên kịch Lê Ngọc Minh dài 30 tập, đến tay đạo diễn Nguyễn Thanh Vân gút lại còn 23 tập. Theo lời đạo diễn, kịch bản được viết từ khoảng mươi năm trước, khi ấy định mức 60 phút/tập, trong khi bây giờ mỗi tập ngắn hơn 15 phút.

Lều chõng dựa theo tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố do TFS sản xuất, lên sóng HTV9 từ 31-8.  

Anh cho rằng 23 tập là vừa đủ, khắc họa rõ nét tinh thần chung: Xã hội, gia đình, tình cảm, con đường hướng về thi cử. Từ tập bảy trở đi, phim đề cập trực tiếp khung cảnh thi cử, trải đủ ba cuộc thi hương, hội, đình. Và ngay từ tập đầu, không khí khoa cử nóng dần với màn đón ông Nghè Trần Đằng Long.

“Lược bỏ sự rườm rà, mở rộng ra những câu chuyện thi cử không chỉ riêng một tác giả là cần thiết. Bởi sau khoảng trăm năm nhìn lại, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn cái nhìn dưới lăng kính một tác giả Lều chõng.

Hơi tiếc là quá trình viết kịch bản độc lập, nên sau này tôi phải thu xếp lại, vừa làm vừa sửa”- đạo diễn tâm sự. Bổ sung cho kịch bản trước, đạo diễn tìm kiếm thêm những chất liệu từ sách, báo ở các thư viện, lẫn tham khảo ý kiến các nhà sử học, nghiên cứu ở Hà Nội, Huế và lược bỏ nhiều cảnh sinh hoạt không tập trung chủ đề chính.

Không dừng lại ở một Lều chõng cụ thể của Ngô Tất Tố, đạo diễn lấy thêm chuyện thi cử chung thời xưa. Đạo diễn khẳng định, kịch bản khá trung thực, một vài tình tiết thêm không làm thay đổi ý nghĩa chung. Đặc biệt hình ảnh sĩ tử ngồi học, đi thi với lều chõng, chiếu, túi, ống quyển được đặc tả từng chi tiết, chất liệu được đầu tư giống như sử sách mô tả.

Trường thi dựng trên bãi đất đồng ruộng, sĩ tử dựng lều làm bài thi, thậm chí cả cảnh sĩ tử gặp đêm mưa gió cũng được dựng lại sinh động. Đạo diễn Thanh Vân kể, hầu hết các nghi lễ trong ba kỳ thi được tìm hiểu kỹ lưỡng, tái hiện trên màn ảnh: vua ban phát trà cho sĩ tử trong trường thi, phải làm lễ nhận. Từ chi tiết sĩ tử quỳ nhận ban lộc thế nào cũng không được ẩu: Vì sĩ tử mặc áo dài, phải lùi xuống một bước, hai tay nâng tà áo rồi mới quỳ xuống.

Chuyển tải được hình ảnh xưa đó, đạo diễn mất nhiều công sức chọn bối cảnh. Chủ yếu quay ở làng cổ Đường Lâm, ngoài ra còn các làng cổ Cự Đà, Mông Phụ, chưa kể đến phải vào Huế để tạo dựng toàn bộ bối cảnh.

“Dù ở các ngôi nhà cổ, chúng tôi phải làm lại hết nội thất, từ ban thờ đến giường tủ, tranh treo tường. Cuộc sống hiện đại đem vào các ngôi nhà cổ quá nhiều đồ dùng hiện đại. Riêng cảnh quay phố cổ Hà Nội, chúng tôi may nhờ được khu phố dựng lại ở công viên Bảo Sơn, không thì chết” NSƯT Nguyễn Thanh Vân cho hay.

Như lời nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, khó khăn nhất phải tránh cột điện, dây điện, đường nhựa, bê tông hiện đại. May mắn là hình ảnh cây đa, cánh đồng ở làng quê Bắc Bộ vẫn rất đẹp, nhiều vùng còn giữ được vẻ hoang sơ.

Công đoạn casting không quá khó khăn nhưng hơi mất công, vì phải chọn được những gương mặt phù hợp với không gian, không quá hiện đại. “Con người đó trong bối cảnh đó với phục trang đó phải quyện lại với nhau thành không gian, nét xưa”, đạo diễn chia sẻ. Diễn xuất của Nguyễn Chí Trung (Vân Hạc), nữ chính là Thu Trang trong vai tiểu thư Ngọc được đánh giá tốt.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.