> Trung Quốc tung lực lượng khủng đến Biển Đông
> Phó Tổng thống Mỹ đến châu Á bàn về Biển Đông
Đây là nhận định của các chuyên gia hàng đầu trên tờ Washington Post của Mỹ.
Theo báo này, từ một vị trí có thể nói là “neo đơn”, Philippines đã khá mạnh tay để ngăn cản Trung Quốc kiểm soát khu vực vùng biển đang có tranh chấp.
Các nhà phân tích cho rằng chiến lược của Philippines có thể gây phản tác dụng. Tuy nhiên, nó lại cung cấp cho các nước láng giềng cái nhìn mới hơn về cách nhìn nhận Trung Quốc trên danh nghĩa là một đối tác kinh tế quan trọng hay một mối nguy hàng hải.
Philippines không xem Trung Quốc là một mối đe dọa, các quan chức cấp cao nước này cho hay. Lưu ý thêm rằng thương mại giữa hai nước vẫn đang phát triển. Philippines vẫn khôn khéo cảnh báo bằng các kế hoạch tập trận trên những khu vực giàu tài nguyên dầu khí mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Theo các nhà phân tích, những động thái trong vài tháng trở lại đây cho thấy Manila ngày càng sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh. Một trong những bằng chứng đó là Philippines đã đình chỉ hoặc hủy bỏ một số thỏa thuận phát triển dựa chủ yếu vào nguồn tài trợ hào phóng của Trung Quốc.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc, phản đối yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc. Gần đây, Philippines đã tăng cường quân trên quần đảo tranh chấp, chính phủ nước này cũng đã phê duyệt việc nâng cấp thiết bị quân sự cũ, thảo luận kế hoạch mở rộng hợp tác với Mỹ về hải quân và không quân.
Tàu cổ tại Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. |
Phát biểu trước các lực lượng vũ trang vào tháng năm vừa qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết nước này cần phải bảo vệ lãnh hải của mình từ “kẻ bắt nạt”.
Tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã diễn ra từ nhiều thế kỉ qua, tuy nhiên vấn đề bắt đầu nóng lên vào năm 2009, khi Trung Quốc trình Liên Hợp Quốc bản đồ phi lý đường lưỡi bò chín đoạn, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.
Ít nhất ba nước 4 bên khác là Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng rất bức xúc trước tuyên bố ngang ngược này của Trung Quốc. Việc các nước kiên quyết bảo vệ chủ quyền không chỉ là niềm tự hào quốc gia mà còn để khẳng định quyền sở hữu trên vùng giàu tài nguyên dầu khí và thủy sản.
Tuy nhiên, những nước và vùng lãnh thổ này có lý do để thận trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia. Brunei phụ thuộc vào Trung Quốc vì đây là thị trường xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của nước này. Người đứng đầu Đài Loan, ông Mã Anh Cửu cũng đã có cải tiens lớn trong quan hệ với Bắc Kinh.
Các chuyên gia chính trị cho biết, chiến lược đối đầu Trung Quốc của Philippines được Ngoại trưởng của nước này, ông Albert del Rosario đưa ra. Ông Del Rosario từng học Đại học New York và từng là đại sứ tại Washington.
Năm ngoái, ông Del Rosario kêu gọi người Philippines “phát huy lòng yêu nước và những gì của chúng ta phải thuộc về chúng ta”. Ông nói: “Có thể chúng ta sẽ đứng trước thử thách và nếu thử thách có thể dẫn đến hi sinh”.
Phan Yến
Theo Washingtonpost