Phát triển Đặc khu kinh tế: Trước hết phải có luật

Phát triển Đặc khu kinh tế: Trước hết phải có luật
TP - Trong hai ngày 20-21/3, Tại TP Hạ Long, (Quảng Ninh) diễn ra Hội thảo Khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế (ĐKKT), Kinh nghiệm và cơ hội.

Dự hội thảo có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ĐKKT Trung Quốc GS.TS Đào Nhất Đào.

ĐKKT, mô hình kinh tế đặc biệt được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đã thành công. Tại Việt Nam, vấn đề xây dựng các ĐKKT được đặt ra từ 20 năm trước nhưng hiện nay vẫn chưa có đặc khu kinh tế nào.

Dẫn minh chứng về sự thành công của ĐKKT nổi tiếng Thâm Quyến (Trung Quốc), GS. Đào Nhất Đào chia sẻ, Đi trước thử trước là chính sách đặc thù mà Trung Quốc dành cho các ĐKKT. Sau 35 năm xây dựng ĐKKT Thâm Quyến tạo nên nhiều kỳ tích.

Ông Andrew Grant, GĐ hợp danh cao cấp, lãnh đạo toàn cầu Khối Khu vực công Tập đoàn Mc Kinsey Singapore cho rằng, các ĐKKT là phương pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Theo ông, để đi đến thành công của ĐKKT cần thời gian dài... Các yếu tố tiên quyết để thành công này là: tiếp cận hiệu quả ra thị trường quốc tế qua hạ tầng giao thông vận tải, cạnh tranh bằng luật định, tiếp cận nhân tài...

Ông Parth Shri Tewari, chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho rằng, ĐKKT là khu được khoanh vùng về mặt địa lý, có cơ chế đặc thù để có thể thu hút các nhà đầu tư vào khu vực này, cần kết hợp cả cấp độ quốc gia, chiến lược của tỉnh, tạo ra được nhiều việc làm và thu hút được nhiều đầu tư.

Ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư cho biết, mục đích xây dựng các ĐKKT nhằm thu hút các nguồn lực như công nghệ hiện đại, nguồn vốn, nhân tài, ý tưởng phát triển...từ bên ngoài nhằm tạo ra những cực tăng trưởng, kích hoạt các vùng kinh tế, nền kinh tế phát triển. Đồng thời, là nơi thử nghiệm các thể chế, cơ chế mới trước khi trở thành thể chế, chính sách của cả nước.

Ông Huệ nói thêm, Chủ trương của Đảng và Nhà nước là trên cơ sở lợi thế của Việt Nam về kinh tế biển đảo, sẽ phát triển các ĐKKT, ĐKKT hành chính. ĐKKT cũng là nơi thử nghiệm các cơ chế chính sách có tính đột phá để có thể áp dụng cho cả nước sau này. Để làm được những điều này, Việt Nam cần phải có Luật về ĐKKT. “Tôi biết dự án luật này đã có trong chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội sau khi chúng ta đã thông qua Hiến pháp năm 2013”, ông Huệ nói.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.