Pháp phẫn nộ khi Sanofi dành chuyến hàng chở vắc xin COVID-19 đầu tiên cho Mỹ

Trụ sở của Sanofi ở Paris, Pháp.
Trụ sở của Sanofi ở Paris, Pháp.
TPO - Ngày 14/5, chính phủ Pháp đã vô cùng tức giận sau khi hãng dược phẩm khổng lồ tại Pháp Sanofi cho biết, hãng sẽ dành chuyến hàng chở vắc-xin COVID-19 đầu tiên cho Mỹ. Pháp cho rằng, động thái này là không thể chấp nhận được trong cuộc khủng hoảng này.

Trước đó một ngày, Giám đốc điều hành của tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Sanofi cho biết, Mỹ sẽ được nhận lô hàng đầu tiên vì chính phủ Mỹ đã giúp đỡ và ủng hộ tài chính cho các nghiên cứu vắc-xin của họ.

Ông Paul Hudson, Giám đốc điều hành của Sanofi cho Bloomberg biết: “ Chính phủ Mỹ  có quyền để được nhận đơn đặt hàng từ trước lớn nhất bởi vì họ đã đầu tư vào công việc nhiều rủi ro này. Tôi đã và đang vận động châu Âu và nói rằng Mỹ sẽ được nhận vắc-xin đầu tiên”.

Lời phát biểu này của ông Hudson đã khiến các quan chức và chuyên gia y tế Pháp vô cùng phẫn nộ bởi lẽ trụ sở chính của công ty này đặt tại Paris, Pháp và thời gian gần đây công ty này đã thu lời được hàng  chục triệu euro từ chính phủ Pháp từ các nghiên cứu của mình.

Thứ trưởng tài chính Pháp Agnes Pannier- Runacher phát biểu với Sud Radio: “ Đối với chúng tôi, điều này không thể chấp nhận được bởi lẽ có những ưu tiên cho một nước chỉ vì các lý do tài chính”.

Bà Agnes cho biết, bà sẽ liên hệ ngay với nhóm này sau lời phát biểu của ông Hudson, một công dân Anh đã nắm quyền quản lý Sanofi từ năm ngoái. Bà nói: “ Người đứng đầu chi nhành Sanofi tại Pháp đã khẳng định với tôi rằng, vắc-xin này sẽ có ở mọi quốc gia và rõ ràng là cả Pháp nữa, không chỉ vì nó có năng lực sản xuất tại Pháp.”

Bộ trưởng giáo dục Pháp cho rằng, kế hoạch của Sanofi dành cho Mỹ quyền ưu tiên đầu tiên là điều không thể hiểu nổi và đáng khinh bỉ vì một vắc-xin thành công phải là lợi ích chung cho tất cả mọi người.

Trưởng đại diện Sanofi tại Pháp Oliver Bogillot đã chống chế rằng,  mục đích của họ là cung cấp vắc-xin cho Mỹ cũng như Pháp và châu Âu đồng thời. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu châu Âu làm việc nhanh hơn Mỹ. Người Mỹ đã làm việc rất hiệu quả vào lúc này, còn châu Âu chỉ có hiệu quả trong việc giúp chúng tôi sản xuất nhiều vắc-xin nhanh hơn.

Hồi tháng 4 năm nay, Sanofi đã hợp lực với hãng GlaxoSmithKline của Anh để sản xuất vắc-xin, mặc dù các thử nghiệm vẫn chưa bắt đầu và bất kỳ điều trị thành công nào sẽ có mặt vào cuối năm nay là sớm nhất. Dự án của họ đã được hỗ trợ một phần từ Cơ quan phát triển và nghiên cứu tiên tiến y sinh học trực thuộc Bộ Y tế và dịch vụ con người của Mỹ.

Đây là một trong số hàng chục dự án vắc-xin đang được triển khai để chống lại đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái.

Tháng này, Liên minh châu Âu đã thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc nâng hỗ trợ các nghiên cứu vắc-xin, thuốc điều trị và xét nghiệm COVID-19 lên tới 8 tỷ USD. Động thái này được Tổ chức y tế thế giới WHO hoan nghênh, nhưng Mỹ từ chối tham gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự tin tuyên bố rằng, Mỹ sẽ có vắc-xin COVID-19 vào cuối năm nay.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.