Theo Bộ Quốc phòng Nga, một số tổ hợp pháo tự hành 2S7M Malka thuộc Quân khu miền Nam đã được triển khai trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, thực hiện nhiệm vụ tấn công xe thiết giáp, pháo, súng cối, trận địa phòng không, trận địa pháo và sở chỉ huy của Ukraine.
Pháo tự hành 2S7M tập kích căn cứ quân sự Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga |
Video ghi lại khoảnh khắc các binh sĩ Nga điều khiển pháo tự hành 2S7M tới vị trí chiến đấu và thực hành bắn phá mục tiêu quân sự Ukraine.
Tổ hợp pháo tự hành 2S7 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: BQP Nga |
2S7M Malka là biến thể của 2S7 Pion (hay Malka) - loại pháo tự hành được Liên Xô phát triển từ những năm 1970 và được đưa vào biên chế trong quân đội năm 1976. 2S7 có chiều dài thân 10,5m; chiều rộng 3,38m; chiều cao 3m và trọng lượng lên đến 46,5 tấn.
Bản vẽ mô phỏng pháo 2S7. Ảnh:theblueprints |
Các biến thể pháo 2S7 đặt trên khung thân phát triển từ dòng xe tăng chủ lực T-72 và T-80, được trang bị động cơ diesel V-46-I V12 với công suất 840 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 50 km/h và tầm hoạt động khoảng 650 km.
Tổ hợp pháo 2S7 khai hỏa. Ảnh: rusjev.net |
Kíp pháo thủ của 2S7 lên tới 14 người, trong đó 7 người ngồi trên xe chiến đấu và 7 người ngồi trên xe tiếp đạn. Tổ hợp 2S7 có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang sẵn sàng chiến đấu trong vòng 5 phút.
Biến thể 2S7M Malka được phát triển từ 2S7. Ảnh: Military |
2S7M Malka là phiên bản hiện đại hóa của pháo 2S7, trang bị trong quân đội từ năm 1983 và được coi là một trong những khẩu pháo mạnh nhất thế giới. 2S7M có hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, cho phép nâng tốc độ bắn từ 1,5 phát/phút lên 2,5 phát/phút.
Mỗi quả đạn của 2S7 nặng hơn 100kg. Ảnh: rusjev.net |
2S7M được trang bị thiết bị liên lạc R-173 và có thể mang tổng cộng 8 quả đạn 203 mm, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ như áp chế và loại bỏ các cơ sở chỉ huy cùng các khẩu đội pháo, súng cối, xe bọc thép và nhân lực của đối phương.