Nuôi lợn, gà trong thành phố bị phạt 2 triệu

Nuôi lợn, gà trong thành phố bị phạt 2 triệu
Chó thả rông ở nơi công cộng bị phạt 500.000 đồng/lần, chăn nuôi lợn, gà… trong khu vực nội thành, nội thị bị phạt 1-2 triệu đồng.

Nuôi lợn, gà trong thành phố bị phạt 2 triệu

> Teen Hà thành 'đứng ngồi không yên' chờ đăng ký cho thú cưng
> Chó, mèo cũng phải đăng ký 'chính chủ'

Chó thả rông ở nơi công cộng bị phạt 500.000 đồng/lần, chăn nuôi lợn, gà… trong khu vực nội thành, nội thị bị phạt 1-2 triệu đồng.

Đó là một số quy định đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi" do Bộ NNPTNT xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi nhân dân.

Dự thảo quy định về xử phạt nuôi, nhốt chó nhận nhiều ý kiến phản hồi của người dân. (Ảnh chụp chiều 20-1, tại Hà Nội)
Dự thảo quy định về xử phạt nuôi, nhốt chó nhận nhiều ý kiến phản hồi của người dân. (Ảnh chụp chiều 20-1, tại Hà Nội).

Sẽ không đủ người để bắt chó thả rông

Sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhân dân

Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: "Đây là dự thảo lần 4 và chúng tôi lấy ý đóng góp của tất cả người dân. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân để hoàn thiện dự thảo trước khi trình lên Bộ để Bộ trình Chính phủ xem xét, quyết định".

Theo quy định tại Dự thảo Nghị định trên, đối với hành vi thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị, người sở hữu con chó đấy sẽ bị xử phạt từ 300.000 - 500.000 đồng.

Về quy định này, ông Bùi Trung Sử - Bí thư Chi bộ thôn Thượng, xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, việc cấm chó thả rông ở ngoài đường là đúng. Bởi việc các hộ dân thả rông chó đang gây rất nhiều bức xúc cho người dân, vì vừa làm mất vệ sinh môi trường, vừa gây nguy hiểm cho người đi đường khi chúng cắn người và truyền nhiễm bệnh dại.

Tuy nhiên, có điều ông Sử cũng băn khoăn là, nếu xử phạt thì ai sẽ là người bắt chó và chó thả rông chạy ngoài đường liệu có xác định được biết chó của nhà ai để xử phạt".

"Loại chó đắt tiền thì không nói, nhưng chó bình thường hiện giá dao động khoảng 700.000 -1 triệu đồng, nếu phạt 500.000 đồng, thì người có chó cũng sẵn sàng… bỏ chó”.

Vì thế, ông Sử cho rằng, chỉ nên quy định chó đi ra đường phải có chủ dắt và có đóng rọ mõm để giữ vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn cho người đi đường. Còn việc bắt để xử phạt theo tôi sẽ không khả thi.

Là một địa bàn giáp nội đô, bà Chu Nguyên Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) cũng rất hiểu về những bức xúc của người dân liên quan đến chó thả rông. Thế nhưng, bà Thành cũng chia sẻ, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với chó thả rông là rất khó thực hiện.

"Như trước đây, có nhiều đợt chúng tôi tổ chức tiêm phòng thôi cũng đã thấy khó, người dân bảo chó của tôi đấy, các ông, các bà bắt được thì tiêm. Trong khi, tiền thù lao cho cán bộ tiêm phòng chỉ có 3.000 đồng/một con chó, thì ai dám vào mà bắt chó, chẳng may nó cắn cho lại phải đi tiêm phòng thì khổ" - bà Thành nói.

Do đó, theo bà Thành, nên đưa vào quy ước làng xã để họ tự quản lý, tuyên truyền, nhắc nhở để người dân được nâng cao ý thức, từ đó mới thực hiện được.

Không chỉ ở thành phố lớn, nhiều địa phương cũng rất khốn khổ về chó thả rông. Ông Vũ Văn Luật - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu cho biết, những năm trước đây, tình trạng chó mắc bệnh dại trên địa bàn có số lượng rất lớn nên người dân rất sợ khi thấy chó thả rông ngoài đường. Hiện chỉ có các loại chó đắt tiền, người dân mới nhốt vì sợ mất, còn chó thường vẫn thả rông bình thường.

"Việc bắt chó thả rông để xử phạt đối với địa bàn miền núi như chúng tôi rất khó thực hiện. Hơn nữa, nếu có thực hiện, cũng không có đủ người đi bắt chó"- ông Luật nói.

Chó thả rông sẽ bị phạt 500.000 đồng
Chó thả rông sẽ bị phạt 500.000 đồng.

Cấm hoàn toàn nuôi lợn trong thành phố

Tại Hà Nội và một số thành phố lớn, hiện vẫn còn nhiều hộ dân tận dụng cơm thừa, canh cạn của các nhà hàng, quán nhậu để... nuôi lợn. Việc này, đã tạo thu nhập cho không ít hộ dân.

Tuy nhiên, theo quy định mới, tới đây, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong thành phố, khu vực nội thị, nội đô sẽ bị cấm hoàn toàn, hộ nào vi phạm sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng. Hầu hết người dân khi được hỏi ý kiến đều tán đồng với quy định này, vì việc nuôi lợn ngay trong khu dân cư của nhiều hộ dân rất mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Thế nhưng, cũng không có ít ý kiến băn khoăn, lo ngại khi cho rằng quy định này thiếu tính khả thi. Bà Bùi Thị Hà, ở xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, dù vẫn được coi là địa bàn nông thôn, nhưng trên thực tế mật độ dân cư ở Tây Tựu hiện cũng rất đông, gần như thành phố và trên địa bàn cũng còn nhiều hộ nuôi lợn, gà, gây bức xúc cho người dân.

“Theo quy định mới, địa bàn như Tây Tựu không phải nội đô, thì xử phạt các hộ nuôi lợn thế nào?”- bà Hà hỏi.

Còn theo ông Vũ Văn Luật, việc cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành, nội thị nếu áp dụng cho các thành phố lớn thì được, chứ đối với các tỉnh miền núi, dù gọi là thành phố, thị xã nhưng người nhiều người dân không có công ăn việc làm vẫn nuôi lợn, nuôi gà. Vì thế, chúng ta cũng cần phải xem xét lại thế nào là khu vực nội đô, nội thị.

Trao đổi với NTNN, PGS-TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, đối với quy định xử phạt cấm chó thả rông tôi rất ủng hộ. Dù việc xử phạt trước mắt có thể chưa khả thi ngay, nhưng cần có quy định kết hợp với các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giúp cho người dân hiểu thì thực hiện mới hiệu quả.

Riêng về quy định cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm; ông Vang cho rằng cần phải xem lại khái niệm ở đâu là nội thành, nội thị.

Hiện ở một số khu nội thành, người dân vẫn dùng những máy ấp trứng nhỏ với công suất khoảng 2.000 quả/ngày để giao cho các cửa hàng bán trứng vịt lộn. Việc này có cấm không thì vẫn chưa rõ?

Khó tổ chức bắt chó

* Bà Nguyễn Thị Lan - Phó Chủ tịch UBND xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội: "Ở địa bàn cũng có nhiều lần người dân phản ánh tình trạng chó thả rông, gây mất vệ sinh môi trường và đề nghị cán bộ xã tổ chức bắt giữ, xử lý. Tuy nhiên, theo tôi chỉ có biện pháp tuyên truyền và vận động người dân ký cam kết không thả chó ra đường, chứ tổ chức đi bắt chó, thì xã không có đủ người để thực hiện".

Cần xử phạt mạnh hơn

* Ông Nguyễn Thành Đông - một người dân ở phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội: "Chỉ xử phạt 300.000-500.000 đồng đối với chó thả rông là còn quá nhẹ, vì chó thả rông gây rất nhiều nguy hiểm cho người đi đường. Tôi cho rằng, cần xử phạt mạnh hơn nữa để răn đe những người dân để chó nhà mình thả rông".

Sẽ làm nhiều người thất nghiệp

* PGS-TS Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: "Ở các thị trấn, thị tứ dù được gọi là nội thị, nhưng vẫn nằm ở các huyện ngoại thành, người dân không có công ăn việc làm vẫn nuôi gà, nuôi lợn, họ tận dụng thức ăn thừa từ các quán cơm, nhà hàng và những khu dân cư để nuôi lợn. Nếu cấm những hộ chăn nuôi này sẽ đẩy một lượng lớn những hộ chăn nuôi bị thất nghiệp".

Theo Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.