"Chúng tôi quan sát thấy những con vẹt không mở thùng rác theo cùng một cách, mà sử dụng các kỹ thuật mở khác nhau. Điều này cho thấy, chúng bắt nhau bằng cách quan sát những con khác", trưởng nhóm nghiên cứu Barbara Klump, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Hành vi Động vật Max Planck ở Radolfzell, Đức, cho biết .
Các nhà nghiên cứu cho biết, vẹt mào lưu huỳnh (Cacatua galerita) là loài vẹt có bộ não lớn, sống lâu và có tính xã hội cao. Cách đây vài năm, đồng nghiên cứu Richard Major, một nhà khoa học nghiên cứu chính cấp cao tại Viện Nghiên cứu Bảo tàng Úc, người nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa lên các loài chim, đã cho một người bạn xem đoạn video quay cảnh một con vẹt mào đang mở nắp thùng rác. Trong đoạn video, con vẹt dùng mỏ và chân để giữ nắp thùng rác, sau đó chạy sang một bên để lật nắp thùng rác ra và có thể chén ngon lành các thức ăn thừa vứt trong thùng rác.
Bạn của Major, tác giả cao cấp của nghiên cứu Lucy Aplin, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Hành vi Động vật Max Planck, đã rất ngạc nhiên về hành vi của loài vẹt. Anh nói: “Thật là thú vị khi quan sát thấy chúng đã rất khéo léo và sáng tạo để tiếp cận nguồn thực phẩm; chúng tôi biết ngay rằng mình phải nghiên cứu một cách có hệ thống về hành vi kiếm ăn độc đáo này.”
Đồng nghiên cứu John Martin, một nhà khoa học nghiên cứu tại Hiệp hội Bảo tồn Taronga, cho biết: “Các thùng rác của Úc có thiết kế thống nhất trên toàn quốc và những con vẹt này phổ biến trên toàn bộ bờ biển phía đông. Điều đầu tiên chúng tôi muốn tìm hiểu là liệu chúng có thể mở thùng rác ở khắp mọi nơi hay không."
Những kết quả nghiên cứu cho thấy, những con vật thực sự đã học được hành vi từ những con vẹt khác trong vùng lân cận của chúng.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, con đực lại có xu hướng mở thùng rác nhiều hơn con cái, có thể chúng khỏe hơn con cái. Hoặc, có lẽ những con đực hung hăng hơn trong việc "đòi" thùng rác.