Những cấm kỵ khi tắm vào mùa đông

Những cấm kỵ khi tắm vào mùa đông
Mùa đông, tắm thường xuyên sẽ “làm sạch” chất dầu bài tiết trên bề mặt da và gột hết những vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên bề mặt da. Điều này dễ làm tổn thương đến lớp biểu bì của da, khiến da mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng yếu đi, từ đó gây ra các bệnh về da. Vì vậy, bạn nên 2-3 ngày tắm 1 lần vào mùa lạnh.

Ngày nào cũng tắm

Mùa đông, tắm thường xuyên sẽ “làm sạch” chất dầu bài tiết trên bề mặt da và gột hết những vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên bề mặt da. Điều này dễ làm tổn thương đến lớp biểu bì của da, khiến da mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng yếu đi, từ đó gây ra các bệnh về da. Vì vậy, bạn nên 2-3 ngày tắm 1 lần vào mùa lạnh. Tuy nhiên, những vùng kín và vùng da dưới cánh tay phải được lau rửa sạch sẽ hàng ngày, bởi ở đó thường tập trung nhiều vi khuẩn có hại.

Tắm quá lâu

Nhiều người thường có thói quen tắm rất lâu. Tuy nhiên, việc tắm quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, dẫn tới tụ máu, thậm chí gây ra đột tử do nhịp tim không đều. Ngoài ra, khi tắm trong thời gian quá lâu, việc cung cấp máu cho não ít đi, dễ khiến não thiếu máu, từ đó phát sinh “sự cố” và vô số các chứng bệnh khác. Vì thế, vào mùa đông, nếu bạn tắm bồn thì chỉ nên tắm trong vòng 20 phút, còn tắm vòi hoa sen chỉ cần 5-7 phút, nên kỳ cọ nhanh tay và massage mặt một chút.

Tắm nước quá nóng

Việc tắm nước quá nóng vào mùa đông không tốt và gây sức ép lớn cho tim. Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, làm tăng thêm độ khô của da. Đồng thời còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tim, bởi huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim. Đặc biệt, với những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, nếu nước tắm quá nóng sẽ làm cho huyết áp tăng cao, nhịp tim đập nhanh, làm tăng thêm gánh nặng cho huyết quản đồng thời tăng thêm độ dính kết của máu. Nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mùa đông là từ 24-29 độ C.

Tắm ngay sau ăn

Sau mỗi bữa cơm, cơ thể cần điều động một lượng máu tới hệ tiêu hoá, nên nếu lập tức đi tắm, có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, do lưu lượng máu tới hệ tiêu hoá không đủ, gây ra các bệnh về dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, do não, tim cung cấp máu không đủ dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch. Vì vậy, dù là mùa đông hay mùa hè, bạn cũng không nên tắm ngay khi vừa mới ăn xong. Thời gian tắm tốt nhất là 1 tiếng trước khi ăn hoặc 2 tiếng sau khi ăn.

Tắm đêm

Thói quen tắm đêm vốn được nhiều các bạn trẻ ưa chuộng, vì nghĩ tắm trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vào mùa đông, ban đêm, nhiệt độ rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, nếu bạn tắm có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bạn hoàn toàn không nên tắm đêm, đặc biệt là với người già, người mắc bệnh cao huyết áp, tai biến, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy.

Tắm khi cơ thể mệt mỏi

Nhiều người cho rằng, tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Tắm lúc này có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng, thậm chí dễ gây ra tử vong. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức trước khi đi tắm.

Theo Theo An ninh thủ đô
MỚI - NÓNG