Nhiều tuyến đường liên huyện, xã còn bị ngập, ách tắc do lũ

Thanh Hóa là địa phương thiệt hại lớn nhất do mưa lũ những ngày qua.
Thanh Hóa là địa phương thiệt hại lớn nhất do mưa lũ những ngày qua.
TPO - Báo cáo nhanh từ các địa phương cho thấy, mưa lũ những ngày qua đã làm 17 người chết, mất tích, nhiều tuyến đường liên tỉnh, huyện tại các tỉnh vẫn bị ngập, ách tắc giao thông.

Ngày 2/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, đến nay mưa lũ đã làm 11 người chết (Sơn La 1 người, Yên Bái 1 người, Lạng Sơn 1 người, Hòa Bình 1 người và Thanh Hóa 7 người) và 6 người mất tích (đều ở Thanh Hóa).

Mưa lũ làm đổ sập, thiệt hại gần 300 nhà, 830 nhà phải di dời khẩn cấp, trong đó nặng nhất là Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An… Đến nay gần 4.000 ha lúa và hoa màu đã bị thiệt hại, gần 670 ha nuôi trồn thủy sản lũ mưa lũ cuốn trôi…

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, hiện các tuyến Quốc lộ qua địa bàn các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa về cơ bản đã được thông xe.

Tuy nhiên, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, liên thôn, xã vẫn còn nhiều điểm bị ngập, ách tắc, chưa khắc phục được. Các địa phương đã tích cực chỉ đạo các lực lượng di dời tài sản, giúp đỡ người dân khắc phục sự cố ổn định cuộc sống.

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, hiện lũ các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An đang xuống. Đến tối tối nay (2/9), mực nước trên các sông Bưởi tại Kim Tân xuống mức 11,4m (trên BĐ2 0,40m). Trên sông Mã tại Lý Nhân, nước xuống mức 9,2m (dưới BĐ1 0,3m), tại Giàng xuống mức 3,4m (dưới BĐ1 0,6m); trên sông Cả tại Nam Đàn xuống mức 5,3m (dưới BĐ1 0,1m)…

Tuy nhiên, nguy cơ sạt lở đất tiếp tục xảy ra ở các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; ngập úng tại các vùng trũng thấp, đặc biệt tại tỉnh Thanh Hóa.

Mưa lũ những ngày qua cũng gây một số sự cố về hồ đập, đê điều nguy hiểm. Theo đó, ngày 31/8, Hồ Ban, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (dung tích 1,2  triệu m3) đang thi công sửa chữa cống lấy nước do mưa lớn nước đã tràn qua gây xói mái đập (phần đất đắp chưa đủ cao trình) gây nguy cơ vỡ đập. Hiện các cơ quan chức năng đã xử lý tạm thời, hạ thấp mực nước hồ tránh vỡ đập và tiếp tục theo dõi.

Tại Thanh Hóa, chiều 1/9 xảy ra sự cố sạt trượt mái phía đồng đê hữu sông Bưởi từ K16+571-K16+611 dài khoảng 40m, đỉnh cung sạt gần đến mặt đê. Địa phương đã huy động lực lượng hoàn thành xử lý giờ đầu, tiêu nước trong cung sạt, phủ bạt ngăn nước xâm nhập và đóng cừ chân chống trượt phát triển thêm. Hiện cung sạt không phát triển thêm và nước thấm ra là nước trong.

Miền Bắc có mưa diện rộng đến hết 3/9

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, đêm qua và ngày hôm nay (2/9), do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao, nên miền Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay phổ biến trong khoảng 30-60mm, có nơi lớn hơn như: Mường Tè (Lai Châu) 92mm, Sìn Hồ (Lai Châu) 84mm, Bắc Quang (Hà Giang) 133mm, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) 89mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 140mm…

Dự báo đêm nay và ngày mai (3/9), Bắc bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông, riêng khu vực đồng bằng có mưa rào và có nơi có dông. Mưa lớn diện rộng ở khu vực vùng núi trung du phía Bắc kéo dài đến đêm 3/9.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.