Nhiều cơ sở hạ tầng các trường Sư phạm đã xây từ vài thập kỉ

TPO - GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội đã cho biết, kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở lên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của đại học hiện đại.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015- 2 016 và triển khai phương hướng năm học 2016 - 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nêu vấn đề: Đối với nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, học sinh không cần thiết tìm đường du học bằng mọi cách.

Việc tốt nghiệp từ những trường tốt nhất của họ cũng không thua kém mấy so với những trường danh tiếng phương Tây. Các trường đạo tạo giáo viên của họ có cơ sở vật chất không thua kém bất kì mộ trường đạt học nào.

GS Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh vấn đề đổi mới giáo dục, trong đó có việc đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên càng đòi hỏi cấp thiết phải sớm có cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện công tác đào tạo.

“Giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, hệ thống thông tin và thư viện, mà thực tế các đại học sư phạm hiện tại rất bất cập”- GS Minh cũng thẳng thắn nói.

Cụ thể, dù đã được lãnh đạo Bộ quan tâm, vì hạn hẹp về tài chính, số lượng trường nhiều nên các trường sư phạm nói chung đầu tư xây dựng cơ bản vẫn ở mức rất khiêm tốn. Nếu chúng ta tham quan tất cả trường đại học sư phạm trên toàn quốc sẽ thấy cơ sở vật chất còn rất khó khăn.

"Đơn cử như ĐH Sư phạm Hà Nội - một trường lớn trong hệ thống sư phạm - mới chỉ đầu tư mới một công trình và cải tạo sửa chữa 5 công trình trong 5 năm qua. Kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở nên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của đại học hiện đại" – GS Minh cho biết thêm.

Theo GS Minh, kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở lên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của đại học hiện đại.

Vị Hiệu trưởng cũng chỉ ra thực tế, hầu hết các trang thiết bị ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội và tình trạng trương tự với các ĐH Sư phạm khác, đều khá cũ kỹ, lạc hậu, trang thiết bị mới khá khiêm tốn; hạ tầng công nghệ thông tin đã được xây dựng hơn một thập kỷ qua, dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai công tác dạy, học, nghiên cứu cũng như quản lý. Đây là thực tế mà các trường Sư phạm đang phải đối mặt.

Theo GS Minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên chính là tư duy cũ kỹ còn tồn tại, đào tạo thầy cô thì cần gì nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị;giảng viên sư phạm cần gì nghiên cứu. Hay bản thân các trường sư phạm chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể nên quy trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị manh mún, chắp vá, có khi thừa, lúc thiếu.

GS Minh kiến nghị các Bộ, ngành sớm bố trí kinh phí đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường đại học sư phạm, quy hoạch lại hệ thống trường sư phạm để đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng manh mún, thiếu chiến lược trong thời gian qua.

Ngoài ra, cần quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo giáo viên, một mặt đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng; mặt khác có như thế mới có thẻ đầu tư trọng điểm đáp ứng yêu cầu đào tạo.

GS Minh kiến nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho phép thí điểm xã hội hóa trong đầu tư để tăng nguồn vốn cho các công trình xây dựng hạ tầng, kể cả công nghệ thông tin; xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng nghiên cứu, phòng học tiếng đủ tiêu chuẩn.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.