Nguy cơ gia tăng bệnh mùa mưa lũ

Nguy cơ gia tăng bệnh mùa mưa lũ
TPO - Sau những trận lũ lụt tàn phá, một số bệnh ngoài da phát triển do ngâm mình, nhất là chân trong nước bẩn, điều kiện vệ sinh kém. Cùng với đó các bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết... có nguy cơ gia tăng.

> Cái chết từ từ đi qua đường... miệng!
> Khi thực phẩm “bẩn” trót lọt

Nguy cơ mắc bệnh ngoài da

Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, người dân sống trong vùng mưa lũ cần có kiến thức phòng chống một số bệnh ngoài da như nấm, ghẻ, viêm da, nhiễm ký sinh trùng trên da. Bệnh về da, niêm mạc miệng do tiếp xúc trực tiếp với nước, đất, bùn chứa vi khuẩn gây bệnh. Nguồn lây bệnh là vi khuẩn từ nước tiểu động vật gặm nhấm như chuột, sóc. Lũ tạo cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn này lan rộng. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt và kết thúc có thể ảnh hưởng tới gan, thận, màng não và có thể tử vong. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước ô nhiễm, người dân cũng thường mắc một số bệnh khác, như vết thương hở gây nhiễm trùng, nhiễm độc trên da, viêm da, bệnh về tai mũi họng, đau mắt.

Nguy cơ gia tăng bệnh mùa mưa lũ ảnh 1

Bác sĩ Quang khuyến cáo, khi bị bệnh ngoài da cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi vết thương đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.

Với bệnh nước ăn chân cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép. Đặc biệt phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid để tránh tái nhiễm.

Bệnh đường tiêu hóa, sốt xuất huyết dễ xuất hiện

Trong và sau mưa, lũ, lụt, nhiều loại vi sinh vật hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường ruột thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ làm lây lan mầm bệnh tạo thành dịch nguy hiểm.

Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do uống phải nước nhiễm bẩn, giữ vệ sinh kém, bị nhiễm khuẩn hoặc do thuốc gây ra. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng được và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong các loại virus gây tiêu chảy có thể gặp trong mùa mưa, lũ, lụt là Rotavirus. Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lây lan cũng mạnh, nhất là dùng nước để ăn, uống không hợp vệ sinh sau mưa, lũ, lụt. Các gia đình phải dự trữ đủ nước sạch. Nếu không có điều kiện dự trữ nước sạch thì cần chuẩn bị trước một số phèn chua để làm trong nước và thuốc sát khuẩn nước.

Một trong các loại virus gây tiêu chảy có thể gặp trong mùa mưa, lũ, lụt là Rotavirus. Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lây lan nhanh.
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG