Người muốn loại 'Chí Phèo' khỏi SGK nói về Chương trình phổ thông mới

Ths Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tại ĐH Newcastle (Australia).
Ths Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tại ĐH Newcastle (Australia).
“Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông dường như thiếu căn cứ khoa học có lẽ chính xác hơn, vì nó chỉ dựa trên các quan điểm để xây dựng mà thiếu đi sự nghiên cứu tổng thể bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay” - Ths Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tại ĐH Newcastle (Australia) nhận định.

Bộ GD&ĐT vừa công bố một số điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới, so với những lần trước đó, lần mới nhất này có nhiều sự thay đổi, bổ sung quan trọng. Ngày 15/1, Ths Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tại ĐH Newcastle (Australia) - người từng đề xuất loại bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình SGK Ngữ văn đã chia sẻ quan điểm xây dựng cho Chương trình phổ thông. 

Thiếu nhiều căn cứ khoa học

Về cơ bản, cá nhân tôi hết sức ủng hộ về định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông dường như thiếu căn cứ khoa học có lẽ chính xác hơn vì nó chỉ dựa trên các quan điểm để xây dựng mà thiếu đi sự nghiên cứu tổng thể bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận của Hội đồng chủ biên chúng ta cũng cần làm rõ một số vấn đề để hi vọng chương trình có thể hoàn thiện và hiệu quả hơn khi triển khai thí điểm sau đó là áp dụng đại trà.

Thứ nhất, việc xây dựng chương trình hiện nay nên chăng cần có một cơ sở khoa học. Điều này thể hiện rõ ở quan điểm xây dựng chương trình dường như thiếu cơ sở dữ liệu nghiên cứu và đánh giá bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay cũng như những mặt ưu, hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Cụ thể, chưa có nghiên cứu và đánh giá đầy đủ chương trình giáo dục ở cấp tiểu học như thế nào? THCS ra sao? Hay THPT có những hạn chế gì? Chúng ta dường như cũng chưa đưa ra được cơ sở khoa học để lý giải tại sao chúng ta lại lựa chọn hướng tiếp cận năng lực, và cũng chưa minh định rõ hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh giáo dục Việt Nam là gì?

Liệu hướng tiếp cận năng lực có phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục nước ta hiện nay? Tại sao tiếp cận năng lực lại bao gồm 5 phẩm chất? Những vấn đề này liệu chúng ta cần phải làm rõ hơn?

Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nên chăng cần có một tầm nhìn rõ ràng về con người Việt Nam của thể của thế kỷ 21, và nên định hình rõ một triết lý giáo dục trong bối cảnh mới làm nền tảng để xây dựng chương trình có tầm nhìn xa hơn.

Thứ 2, các khái niệm đưa ra trong chương trình phổ thông nên được giải thích rõ, cụ thể và chi tiết hơn. Việc đưa ra 5 phẩm chất yêu cầu để phát triển học sinh bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cho thấy điều đó.

Yêu nước là phạm trù khá rộng, tuy nhiên liệu chúng ta chỉ giới hạn trong ba phạm vi như ở cấp tiểu học bao gồm: yêu thiên nhiên, yêu quê hương, kính trọng biết ơn người lao động và có công với đất nước có đánh giá đầy đủ về tiêu chí phẩm chất yêu nước của các em không?

Việc đưa 5 phẩm chất vào gộp chung với 10 năng lực cốt lõi chúng ta dường như đang lúng túng trong hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng phẩm chất là đạo đức còn năng lực là tài năng và hướng tiếp cận của chúng ta dựa trên hai tiêu chí khá quen thuộc từ trước tới nay là “Đức” và “Tài” nếu vậy với định hướng này chúng ta có đáp ứng được yêu cầu đổi mới “căn bản và toàn diện” nền giáo dục Việt Nam như đã được đề ra và quyết tâm thực hiện?

Với việc định hướng 5 phẩm chất này chính Ban soạn thảo cũng cho thấy họ đang lập lại với cách tiệp cận của chương trình giáo dục phổ thông cũ và liệu có đánh đố giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh. Nếu tiếp cận dựa trên 5 phẩm chất này liệu chúng ta sẽ đánh giá các phẩm chất này ở các em trong các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh như thế nào?

Cần thêm các tác phẩm mang “hơi thở” hiện đại

Về 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn cũng cho thấy chúng ta dường như lập lại cách tiếp cận giáo dục dựa trên nội dung trước đây. Nếu lấy hướng tiếp cận dựa trên năng lực là chủ đạo và cụ thể trong chương trình tiếng Việt và Ngữ văn nhằm giúp các em hình thành và phát triển 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thì 6 tác phẩm bắt buộc này lại đi không đúng hướng đó.

Thực tế, 6 tác phẩm trên thì có tới 5 tác phẩm ở thể loại thơ và 1 tác phẩm ở thể loại văn chính luận. Trong đó có đến 3 tác phẩm trùng lặp về mặt ý nghĩa đó là bài thơ Thần được xem là của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Ba tác phẩm này được xem là ba bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Cả 6 tác phẩm này cùng một nội dung ca ngợi về lòng yêu nước, trừ tác phẩm Truyện Kiều mà thiếu đi tính giáo dục về thực tiễn sinh động trong cuộc sống cho học sinh. Thêm vào đó 6 tác phẩm này không đại diện và phản ánh được tư duy và tư tưởng của người Việt Nam trong thời kỳ hiện đại vì cả 6 tác phẩm đều ra đời trong và trước năm 1945. 

Sáu tác phẩm này cũng không thể hiện được tính đa dạng về thể loại văn bản giúp cho hình thành phát triển năng lực giao tiếp và 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hơn nữa việc xây dựng chương trình tiếng Việt và Ngữ văn theo định hướng phát triển 4 kỹ năng trên thì liệu chúng ta sẽ đánh giá các năng lực của các em dựa trên khung đánh giá nào? Phải chăng chúng ta sẽ xây dựng dựa trên khung năng lực ngoại ngữ của Châu Âu?

Bên 4/5 cạnh đó, một câu hỏi đặt ra tại sao chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm bắt buộc chứ không phải 5 hay 10? Cơ sở nào để chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm? Vì vậy thiết nghĩ Ban biên soạn cần có những lý giải cụ thể để giúp người dân hiểu rõ về lý do lựa chọn các tác phẩm trên? Nó đáp ứng được những yêu cầu nào về việc phát triển năng lực của mỗi người học?

Tránh đi vào “vết xe đổ”

Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là một định hướng đúng đắn. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải xây dựng nó dựa trên những cơ sở lý luận khoa học, dựa trên những nghiên cứu đánh giá có tính hệ thống chứ không đơn thuần cóp nhặt ý tưởng của những nền giáo dục tiến bộ khác, vì hướng tiếp cận giáo dục này có thể phù hợp với bối cảnh quốc gia này nhưng có thể không phù hợp với bối cảnh quốc gia khác.

Trước khi ban hành chương trình mới nào chúng ta cũng cần phải có sự đánh giá đầy đủ về tính khả thi của nó. Cần chú ý sự khác biệt vùng miền, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi vùng miền và địa phương, chú ý tới trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên ở mỗi vùng miền, trình độ và năng lực nhận thức của học sinh ở mỗi địa phương. Miền núi sẽ khác miền xuôi, nông thôn khác thành thị.

Quan trọng nhất vẫn là điều kiện, cơ sở vật chất ở mỗi trường mỗi địa phương để thực hiện chương trình này. Với hướng tiếp cận dựa trên năng lực, lấy người học làm trung tâm thì đòi hỏi lớp học cũng phải có quy mô nhỏ, các thiết bị hỗ trợ dạy học phải đầy đủ. Hơn hết, những những nhà quản lý giáo dục, các giáo viên ở các địa phương và các cơ sở giáo dục phải thật sự có nhận thức một cách đầy đủ về hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực có như vậy quá trình thực thi mới hi vọng có những chuyển biến tích cực.

Chúng ta đã từng trả giá đắt cho “Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020”, khi mà đề án này về mặt ý tưởng và lý thuyết thì hết sức thiết thực nhưng sau 10 năm thực hiện chúng ta đã nhận một kết cục khá “đau”, thất bại và xa rời thực tế. Cái mất mát lớn nhất đó là chúng ta không chỉ lãng phí về tiền bạc mà lãng phí rất nhiều thời gian và nguồn lực của xã hội. Một bài học nhãn tiền còn đó.

Theo Theo Gia đình xã hội
MỚI - NÓNG