TPO - Vợ chồng trẻ Triệu Bế Hậu và Đinh Thị Nhật nên duyên vợ chồng từ lần tình cờ gặp mặt khi thuê dựng rạp. Cả hai đã song hành, vượt qua biến cố khi anh bị tai nạn lao động, yêu thương nhau hơn và xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc.
TPO - Lê Thảo Nguyên, cô gái khuyết tật đầy nghị lực, đã vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục tại trường ĐH Quy Nhơn. Với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ gia đình, Nguyên trở thành tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, được vinh danh trong chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt’, năm 2024.
TPO - Chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2024’ do T.Ư Hội LHTN Việt Nam tổ chức sẽ tuyên dương 50 đại biểu là thanh niên khuyết tật và trao sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng, cùng các phần thưởng giá trị khác.
TPO - Cú ngã vào bếp lửa khi chưa đầy một tuổi đã làm cho khuôn mặt của chàng trai quê Kon Tum Ngô Quý Hải (sinh năm 1994) trở nên dị dạng. Tưởng chừng mãi sống trong bóng tối nhưng vượt lên số phận, Hải bây giờ đã là chủ của một tiệm bánh, với mong muốn làm được nhiều hơn thế.
TPO - Bắt đầu sống tự lập từ năm lớp 11, Nguyễn Thị Tố Trinh (năm thứ nhất, khoa Hệ thống Thông tin Viễn thám, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM) luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống và học tập. Cô có tên trong danh sách các bạn sinh viên được nhận học bổng 'Nâng bước thủ khoa 2023' do báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam trao tặng.
TP - Những người Việt trẻ bằng tất cả nghị lực, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của mình họ luôn biết tỏa sáng và chinh phục những chân trời mới. Không thỏa hiệp, buông xuôi, họ luôn sẵn sàng bước ra khỏi vòng an toàn để thể hiện mình và khẳng định mình. Giữa muôn vàn tinh tú, họ đã toả sáng thứ ánh sáng riêng có, đặc sắc của mình.
TPO - Ba bất ngờ đổ bệnh, mẹ một mình gánh vác cả gia đình, Đỗ Thị Mộng Kiều vừa đi làm cùng mẹ, vừa kiên trì viết tiếp ước mơ bước chân vào giảng đường đại học.
TPO - Khao khát được tiếp bước trên con đường đèn sách, Lê Tiến Sỹ đã vất vả bươn chải từ những ngày còn nhỏ, làm qua đủ mọi nghề kiếm tiền trang trải học phí, tiếp tục việc học.
TPO - Với 28,6 điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, Nguyễn Phúc Nhật Ánh chính thức trở thành thủ khoa đầu vào chuyên ngành Răng Hàm Mặt, khoa Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y Dược Huế.
TPO - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mẹ mất sớm vì căn bệnh ung thư, Uyên Phụng cùng bà. Trở thành người gánh vác gia đình từ rất sớm, tuy nhiên khó khăn chưa bao giờ khiến Phụng nhụt trí, mà thay vào đó là sự nghị lực, luôn cố gắng không ngừng. Trải qua nhiều công việc, Uyên Phụng bén duyên với nghệ thuật từ năm 16 tuổi.
TPO - Vượt qua khủng hoảng tâm lý năm 15 tuổi, Ngô Gia Huy đã dũng cảm bắt đầu lại một lần nữa và phấn đấu không ngừng để theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia tâm lý cho trẻ em có cùng hoàn cảnh giống mình.
TPO - Không may gặp tai nạn vào năm 8 tuổi dẫn đến mất một chân, H’Thảo vẫn kiên trì một mình đi bộ đến trường suốt quãng thời gian THCS, THPT và thi vào đại học với mong ước thay đổi số phận, báo hiếu cho ba mẹ.
TPO - Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Huế, lại bị mù cả hai mắt sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính vì căn bệnh ung thư mắt, thế nhưng, Hồ Thị Kim Trang (sinh năm 2003) vẫn không bao giờ để bóng tối có cơ hội vùi lấp ước mơ của mình.
TPO - Hoàng Văn Bình (sinh năm 2004, ngụ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã phải tạm gác lại ước mơ với ‘màu áo chiến sĩ’ để chạy chữa bệnh tim. Tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023, Bình quay trở lại để tiếp tục hành trình chinh phục ước mơ còn dang dở, với số điểm ấn tượng.
TPO - Sinh ra với đôi bàn tay không lành lặn, Trần Trí Thức (sinh năm 2001), tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm tại trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM) chính bằng sự nỗ lực và ý chí vươn lên trong học tập.
TP - Từ khi sinh ra đã không có đôi cánh tay, nhưng Đỗ Ngọc Mãi ở ấp 2, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau khiến nhiều người khâm phục trước bảng thành tích học tập trong suốt 10 năm qua.
TP - Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ ở Cao Bằng nhắc tới Hà Tú Anh như một “thần tượng”. Cô gái Tày 21 tuổi vừa giành học bổng trị giá gần 300.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) cho 4 năm theo đuổi ngành Quan hệ Quốc tế và Tâm lý học ở Rollins College, bang Florida (Mỹ). Cô có thể chạm tay vào ước mơ thì những bạn trẻ ở vùng sâu, vùng xa càng có thêm niềm tin vào tương lai của mình.
TP - Dành tiền tiết kiệm để giúp bạn chữa bệnh hiểm nghèo, cắt mái tóc tặng bệnh nhân ung thư... là những câu chuyện xúc động của thiếu nhi Bắc Ninh tiếp nối phong trào “Nghìn việc tốt”.
TPO - Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1990), quê ở Đắk Nông, là một cô gái khuyết tật từ nhỏ. Với nghị lực sống kiên cường, tinh thần lạc quan, chị không xem khuyết tật là sự bất hạnh, ngược lại nó còn là ngọn lửa thôi thúc, tạo động lực giúp chị cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống.
TPO - Sau một trận sốt, đôi chân đang lành lặn của ông Tân bỗng teo tóp lại, không thể cử động được nữa. Tương lai tưởng như đóng sập lại, nhưng bằng nghị lực phi thường, người đàn ông dị tật đã làm nên điều kỳ diệu khi xây dựng hạnh phúc gia đình và tự lập trong cuộc sống.
TPO - Nỗ lực vượt qua khó khăn để gắn bó với nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn; tích cực tham gia công tác đoàn, hội, đội là đặc điểm chung của 100 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm học 2021- 2022. Mỗi thầy cô là câu chuyện đẹp trong sự nghiệp trồng người và còn là những ngọn lửa nhiệt huyết âm thầm cống hiến giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
TPO - Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ sự khâm phục trước những nỗ lực không ngừng nhằm vượt lên số phận của các đại biểu; khẳng định mỗi đại biểu là tấm gương sáng, là nguồn cảm hứng lớn lao về nghị lực vươn tới thành công trong cuộc sống.
TPO - ‘No pain - No gain’ - ‘Không đau đớn, không thành công’ chính là kim chỉ nam của Tô Anh Đạt trong suốt quá trình ôn luyện để chinh phục Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với kết quả vượt ngoài sự mong đợi.
Đang đi giao đồ ăn, Gao Shuaiqi, shipper 26 tuổi làm việc tại Trịnh Châu, bất ngờ nhận được giấy báo trúng tuyển khóa thạc sĩ ngành Luật từ ĐH Giao thông Thượng Hải.
TPO - Câu chuyện về chàng trai không chân nhờ cộng đồng mạng tìm việc làm vừa được lan tỏa ngay lập tức nhận được tín hiệu tích cực. Nhân vật đã nhận được khoảng 300 cuộc gọi với nhiều lời đề nghị giúp đỡ, giới thiệu việc làm khác nhau.
TP - “Sóng gió” cuộc đời đã lấy đi đôi chân thầy giáo A Mik (36 tuổi, xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum, Kon Tum). Vượt qua nghịch cảnh, thầy nỗ lực từng ngày để được dạy chữ, truyền cảm hứng cho học sinh.
TPO - Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022 được triển khai từ tháng 5 - 8/2022. Dự kiến, sẽ tuyên dương 50 đại biểu là thanh niên khuyết tật tiêu biểu có độ tuổi không quá 35 tuổi.
TPO - Đoàn Xuân Hưng là sinh viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã được trao Giải Nhất Giải thưởng Loa Thành lần thứ 33, năm 2021. Đoàn Xuân Hưng chia sẻ với chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
TP - Sinh ra không may khi cơ thể bị khuyết tật, thay vì mặc cảm, buông xuôi, những “bóng hồng” ấy đã không đầu hàng số phận, vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.