TPO - Ngư dân vay vốn đóng tàu cá theo ưu đãi của Nghị định 67 đang chìm trong vòng luẩn quẩn nợ nần, mất khả năng chi trả, mất tàu, mất nhà đang cần được chính quyền, nhà nước quan tâm tháo gỡ.
TP - Để đóng được tàu cá 67 trên chục tỷ đồng, mỗi chủ tàu đã phải thế chấp sổ đỏ của gia đình và người thân để vay vốn ngân hàng. Tàu cháy, không được đền bù, cơ ngơi nhiều ngư dân cũng “chìm dần” theo những chiếc tàu bị nạn.
TP - Tại Thanh Hóa, nhiều tàu cá được đóng mới theo Nghị định 67/2014 (NĐ 67) hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, dẫn đến không trả được nợ. Nhiều ngân hàng đã siết nợ, khởi kiện ngư dân vay vốn đóng tàu ra tòa. Thực tế, trong quá trình kê biên, xác minh tài sản thế chấp, phát mại tài sản, cơ quan thi hành án gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
TPO - Ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67 /2014/NĐ-CP (gọi tắt tàu 67) sẽ được chuyển nhượng cho người khác nếu không còn đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động, đồng thời toàn bộ lãi vay chưa trả nợ được đến thời điểm chuyển tàu sẽ được Ngân sách nhà nước sẽ cấp bù.
TP - Nhằm nâng cấp đội tàu cá, tàu hậu cần đủ sức ra khơi xa đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh tế, ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đóng mới tàu theo Nghị định 67. Thế nhưng, đến nay nhiều tàu đang phải nằm bờ, vì sao vậy?
TPO - Là thương binh hạng 4/4, mang trên mình những vết thương từ cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ nhưng cụ Tỉnh vẫn viết đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để san sẻ cho những trường hợp khó khăn hơn.
TPO - Bình Định hiện có 38 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 hết hạn bảo hiểm phải nằm bờ, chủ tàu không thể ra khơi nên không có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống và trả nợ cho ngân hàng nên các chủ tàu rất bức xúc.
TPO - Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, từ năm 2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 17, thay đổi chính sách, ai có đủ điều kiện ra khơi, có năng lực, kinh nghiệm, có tiềm lực thì tự đóng tàu và nhà nước hỗ trợ một lần tối đa 35%, thay vì chạy theo ngân hàng 11 năm như Nghị định 67.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Khai thác Thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) cho biết, quá trình thực hiện Nghị định 67, có nhiều chủ tàu cá “vỡ trận” phương án trả nợ ngân hàng. Tới đây, chính sách này sẽ được điều chỉnh, trong đó có đề xuất phương án xử lý nợ để hỗ trợ ngư dân.
TP - Hàng loạt các chủ tàu cá đóng theo Nghị định (NĐ) 67 đang có nguy cơ đối mặt với tòa án bởi các ngân hàng đang lên kế hoạch xiết nợ và khởi kiện các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
TP - Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nợ xấu cho vay theo Nghị định 67 đang có xu hướng tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển. Ngoài một số nguyên nhân khách quan, bất khả kháng dẫn đến ngư dân không thể trả được nợ vay thì còn do nhiều ngư dân có thái độ chây ì, thiếu trách nhiệm trả nợ ngân hàng, coi đây là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
TPO - Hiện nay, nợ xấu cho vay theo Nghị định 67 có xu hướng tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển. Nợ xấu bắt đầu phát sinh từ năm 2017 tại 11 tình, thành phố với tỷ lệ 3%; tăng lên 17% vào cuối năm 2018 và đến nay là 27,8% tại 27 tỉnh, thành phố ven biển. Các NHTM đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ gần 33 tỷ đồng.
TP - Sở NN&PTNT tỉnh Bình Ðịnh vừa tổ chức cuộc họp để giải quyết dứt điểm việc đền bù, hỗ trợ thiệt hại cho 5 chủ tàu vỏ thép là ngư dân tỉnh Bình Ðịnh đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ bị hư hỏng nằm bờ. Các tàu này đều do Cty TNHH Ðại Nguyên Dương (trụ sở ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh) đóng.
Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là nội dung chính của hội nghị do Agribank tổ chức ngày 20/8 tại Thanh Hoá.
TPO - Lãnh đạo Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ đang xem xét để hình thức xử lý trách nhiệm Cơ quan đăng kiểm tàu cá trong vụ hàng loại tàu cá vỏ thép bị hư hỏng ở Bình Định. Dự kiến 13/18 tàu của ngư dân Bình Định sẽ được sửa chữa xong, ra khơi đánh bắt trong tháng 9 này.
TP - Chiều 10/8, trao đổi với Tiền Phong, ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định cho hay, dù đã đến hạn cuối cùng để phía Cty TNHH Đại Nguyên Dương gửi văn bản phương án sửa chữa đối với các tàu vỏ thép bị hư hỏng do Cty này đóng, tuy nhiên đơn vị vẫn chưa nhận được phản hồi của công ty.
TP - Chiếc tàu vỏ thép (hơn 17 tỷ đồng) của ông Nguyễn Văn Nhung, ở thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đưa vào sử dụng vài tháng nay, nhưng hiện hàng tháng, ông Nhung đang phải lo vay mượn để chi trả tiền lương cho lao động.
TP - Bộ NN&PTNT vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản, trong đó, thay vì hỗ trợ lãi suất như trước đây, sẽ hỗ trợ một lần sau đầu tư (mức tối đa 8 tỷ đồng). Cùng đó, Nghị định có chính sách đầu tư cho hạ tầng cảng cá, khu neo đậu, đào tạo ngư dân… đồng bộ với đội tàu hiện đại.
TP - “Các cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm, để tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 bị hư hỏng hàng loạt phải xử lý nghiêm; các địa phương nếu để tiếp tục tàu cá bị hỏng, phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, người dân”- Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, tại hội nghị tổng kết Nghị định 67, về một số chính sách phát triển thủy sản, ngày 1/8.
TPO - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng vừa làm việc với các tổ chức tín dụng một số tỉnh miền Trung. Tại đây, Thống đốc yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn miền Trung cần nghiên cứu hạ lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ.
TPO - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chất lượng tàu cá đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ.
TP - Theo các chuyên gia, Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản gặp nhiều bất cập vì ra đời gấp gáp và chưa lấy ý kiến của ngư dân một cách thấu đáo. Do vậy, việc sửa đổi nghị định lần này cần làm cẩn thận, bàn đến nơi đến chốn, phát huy tiếng nói của ngư dân, thông qua các đại diện của họ là hiệp hội, hội.
TPO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ NN&PTNT chủ trì, kiểm tra, làm rõ các vấn đề liên quan hoạt đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định 67 mà báo chí nêu.
TP - Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, một số chính sách hỗ trợ ngư dân đã hết hiệu lực thực hiện từ 31/12/2016. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý gia hạn những chính sách này thêm 1 năm, vì nhiều nội dung hỗ trợ còn dở dang.
TP - Cho ngư dân vay đóng tàu vỏ thép để vươn ra khơi xa theo Nghị định 67 là một chủ trương tốt. Tuy nhiên, từ chính sách đi vào cuộc sống có vô số khúc mắc mà khi mổ xẻ mới thấy, sự vướng nằm rải rác ở rất nhiều nơi. Chiều 29/6, bà Đinh Thị Thái - Phó Tổng giám đốc phụ trách quản trị rủi ro Vietcombank đã thông tin đến báo chí về vụ việc bị kêu “làm khó” ngư dân mới đây.
TP - Ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị: “Nhà nước nên giao cho từng địa phương thành lập tổ tư vấn xuyên suốt để giúp cho bà con đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67. Không nên để ngư dân tự đi đóng tàu thép”.
TP - Ngày 12/8, tàu cá vỏ thép hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 1, tàu cá vỏ thép đầu tiên trên cả nước đóng theo Nghị định 67 được Cty TNHH một thành viên Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) hạ thủy.
TP - Nghị định 67 của Chính phủ không chỉ hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn vươn khơi mà còn đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản. Thế nhưng, gần một năm triển khai, nguồn kinh phí bố trí cho lĩnh vực này rất nhỏ giọt, làm cho các dự án khó hoàn thành đúng tiến độ.