Nga bất an trước hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

Nga bất an trước hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ
TPO - Hệ thống Phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay có khả năng không chỉ phát hiện tên lửa đạn đạo của Nga ngay từ khi bắt đầu phóng mà còn có thể đánh chặn chúng.
Nga bất an trước hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ảnh 1

 Ảnh: AP

Đại diện Bộ Quốc phòng Nga ông Alexander Emelyanov đã tuyên bố như vậy trong cuộc họp họp báo giữa Nga và Trung Quốc về vấn đề phòng thủ tên lửa tại Liên hợp quốc.

“Các phương tiện trinh sát – thông tin của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hiện đã không chỉ phát hiện tên lửa đạn đạo của Nga ngay từ khi được phóng và theo dõi đường bay của chúng, mà còn có thể chỉ thị mục tiêu cho các hỏa lực của hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm đánh chặn chúng”, ông Emelyanov cho biết.

Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cũng đưa ra những ví dụ về các kịch bản giả thuyết hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đánh chặn các tên lửa của Nga.

Trong đó, một trong những kịch bản là hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên các chiến hạm tại Biển Baltic đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. Ông Emelyanov nhấn mạnh, khi các chuyên gia Nga mô hình hóa các kịch bản, “việc đánh chặn đã được thực hiện ngay từ khi tên lửa đạn đạo liên lục địa Nga mới ở giai đoạn vừa mới bay”.

Kịch bản khác được các chuyên gia Nga mô hình hóa là việc đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga khi vừa được phóng từ tàu ngầm trên Biển Barents. Việc đánh chặn giả định được thực hiện từ chiến hạm có trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ với những tên lửa “Tiêu chuẩn 3” trên Biển Na Uy.

Những kết quả mô hình hóa như trên đã chứng minh rằng, nhờ tốc độ cao của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, việc đánh chặn các mục tiêu có thể được thực hiện trong cả hai trường hợp trên từ ngay trong giai đoạn đầu hành trình của tên lửa Nga – ông Emelyanov nhấn mạnh.

Trong kịch bản thứ 3, các chuyên gia Nga đã mô hình hóa việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa ngay từ khi chúng được phóng từ các khu vực trung tâm của Nga, bằng tên lửa được phóng từ lục địa Mỹ.

Ông Emelyanov cũng bổ sung rằng, Mỹ có thể bí mật trang bị các thiết bị độc đáo bằng các tên lửa hành trình cho hệ thống phòng thủ tên lửa của mình đang triển khai ở châu Âu. Khi đó, toàn bộ phần lãnh thổ của Nga ở châu Âu sẽ nằm trong tầm của những tên lửa hành trình này.

Đại diện Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, thiết bị độc đáo đó là Hệ thống phóng tên lửa MK-41, một số loại này được trang bị trên các chiến hạm, có khả năng phóng tên lửa hành trình chống tên lửa, và đang được bố trí tại các căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Romania và Ba Lan.

“Luận điểm cho rằng, hệ thống MK-41 phiên bản trên mặt đất dường như được cho là không có khả năng phóng tên lửa hành trình là không thuyết phục. Việc thay thế các tên lửa tại các căn cứ phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ bằng các tên lửa hành trình có thể được thực hiện một cách bí mật trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này, tất cả phần lãnh thổ Nga ở châu Âu sẽ nằm trong tầm của các tên lửa hành trình”, ông Emelyanov cho biết.

Ông Emelyanov chú ý rằng, khả năng sử dụng các thiết bị phóng phiên bản trên mặt đất từ các chiến hạm để triển khai tên lửa hành trình “là trực tiếp vi phạm các cam kết trong Thỏa thuận loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm gần”.

“Chúng tôi quan ngại về việc Mỹ phá vỡ những thỏa thuận quốc tế và đã nhiều lần thông báo cho các đối tác phía Mỹ, nhưng phía Mỹ chưa có phản ứng”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga khẳng định.

Theo Theo Tass
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.