Nâng cấp

0:00 / 0:00
0:00
TP - Đại dịch COVID-19 toàn cầu, đặc biệt là tình hình kinh tế khó khăn thời gian qua khiến hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô sản xuất đã làm lộ ra nhiều dấu hiệu bất ổn trên thị trường lao động.

Hàng nghìn công nhân bị sa thải, cắt giảm giờ làm, mất hoặc giảm thu nhập, phải sống lay lắt trong hoàn cảnh thiếu trước, hụt sau, thậm chí túng quẫn cả thời gian dài song dường như số đông người lao động chỉ có cách giải quyết duy nhất là chấp nhận. Vì không tìm được việc làm mới để cải thiện thu nhập, đa số người lao động chọn cách thắt lưng buộc bụng, chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm từng đồng chờ doanh nghiệp phục hồi và tình hình khó khăn trôi qua.

Mấu chốt của câu chuyện đắng lòng này là chất lượng của một bộ phận không nhỏ lao động hiện nay còn thấp, chưa được đào tạo bài bản và tâm lý thụ động. Rất nhiều người từ các làng quê ra, xin vào các nhà máy, xí nghiệp ở thành thị làm việc với xuất phát điểm là sức khỏe, đôi bàn tay và... chấm hết. Người đi trước dạy nghề cho kẻ đến sau, cứ như một cỗ máy được lập trình nhưng chỉ thành thục vài ba động tác. Sáng kiến kinh nghiệm gần như bằng không. Bằng cấp, chứng chỉ của các trường dạy nghề vốn là điều kiện cần mỗi khi có nhu cầu tìm việc làm mới dường như là những thứ gì đó rất xa xỉ.

Anh bạn tôi là lãnh đạo một trung tâm giới thiệu việc làm tại TPHCM cho biết ngày càng có nhiều gia đình kinh tế khá giả ở thành phố này thuê người giúp việc đến từ Philippines, Indonesia...thay vì sử dụng lực lượng lao động tại chỗ vốn rất rẻ và dồi dào. Lương của Ôsin ngoại có thể đắt gấp 2-3 lần so với lao động trong nước nhưng bù lại họ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, luôn biết cách tự nâng cấp bản thân để làm hài lòng những chủ nhà khó tính nhất. Từng tham gia giới thiệu việc làm mới cho rất nhiều trường hợp công nhân lao động bị sa thải gần đây, bạn tôi nói ngoài trình độ và năng lực bị hạn chế, điểm yếu cốt tử của số đông người lao động trong nước chính là tâm lý an phận, không có chí cầu tiến để tranh thủ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề khi tuổi còn trẻ, nhất là những trường hợp đã ký hợp đồng lao động vốn được cho là có công việc ổn định.

Tuy nhiên, với một nền kinh tế thị trường luôn vận động và biến động không ngừng thật khó có nhân tố nào là ổn định, kể cả công ăn việc làm trên thị trường lao động vốn đang chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi các nước trong khu vực.

Thực tế khắc nghiệt vừa qua còn chỉ ra, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nếu không kịp thời thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ, quan tâm đến việc nâng cấp bản thân để thích nghi với điều kiện mới thì lực lượng lao động trong nước sẽ luôn gặp bất lợi và ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.