Năm nhiệm vụ 'điên rồ' nhất ngoài vũ trụ 2014

Năm nhiệm vụ 'điên rồ' nhất ngoài vũ trụ 2014
BBC Future đã thống kê 5 nhiệm vụ "điên rồ" nhất đối với loài người trong hành trình chinh phục vũ trụ của năm 2014.

Bồng bềnh trên mây sao Kim

Sao Kim thường được miêu tả như hành tinh song sinh của Trái đất – đó là vì kích thước giống như hành tinh của chúng ta. Nhưng sao Kim có một bầu không khí độc hại và ở đây thường xuyên có mưa axit.

Tuy nhiên, Geoffrey Landis và một nhóm nghiên cứu tại NASA đã điều tra khả năng gửi phi hành gia vào quỹ đạo của hành tinh này để vận hành cỗ máy bay điều khiển từ xa trên bề mặt sao Kim.

Clip hình ảnh Trái Đất về đêm đẹp huyền bí đã thu hút hơn 7000 lượt chia sẻ trên Twitter.

Tầm nhìn của Landis không dừng lại ở đó: ông nghĩ rằng con người thậm chí có thể sống lơ lửng ở trên tầng cao của bầu khí quyển của nó, ở trên những đám mây độc hại của nó.

Ở đó, áp suất không khí và nhiệt độ là rất tương tự như trên bề mặt của Trái đất. Con người có thể thoải mái sinh sống ở đó trên những con tàu nổi sử dụng năng lượng mặt trời.

Đi thuyền buồm trên biển Titan

Titan (vệ tinh của sao Thổ) có một hệ thống thời tiết rất giống với Trái đất - chỉ khác là nó có khí metan dày đặc trong các đám mây, khi các đám mấy tích tụ đủ hơi nước sẽ rơi xuống bề mặt thành hồ và biển.

Năm nhiệm vụ 'điên rồ' nhất ngoài vũ trụ 2014 ảnh 1

Hai nhiệm vụ đã được NASA hội Khoa học Châu Âu đề xuất là vượt qua đám mây metan dày và hạ cánh một chiếc thuyền trên biển của Titan.

Xem clip: Hé lộ thời điểm tận diệt của Trái đất và Vũ trụ

Không cần phải nói, đó là những trở ngại rất lớn - những đám mây dày đặc ngăn cản việc sử dụng năng lượng mặt trời do đó họ sẽ cần phải sử dụng con tàu nhiên liệu hạt nhân.

Và đặc biệt biển của Titan rất nhớt, cần phải có loại thuyền chất liệu đặc biệt và công nghệ động cơ đẩy đặc biệt trên thuyền. May thay, NASA hiện đang tạm dừng nhiệm vụ đó để nghiên cứu cẩn thận hơn.

Thám hiểm dưới lớp băng của Europa

Có lẽ một mục tiêu đầy hứa hẹn đối với con người là khám phá phía dưới lớp vỏ băng của Europa - mặt trăng của sao Mộc. Đó là một vệ tinh nằm rất xa hệ mặt trời, mặt trời cung cấp rất ít nhiệt - nhưng nước ấm của vệ tinh này có thể chảy dưới lớp băng, làm nóng bởi hoạt động kiến tạo.

Năm nhiệm vụ 'điên rồ' nhất ngoài vũ trụ 2014 ảnh 2

Để đạt được điều đó đòi hỏi một "cry-robot" có khả năng làm tan chảy một lớp băng dày vài km. Thiết kế hiện tại của NASA, được gọi là Valkyrie, hoạt động bằng cách làm tan băng với một nguồn năng lượng hạt nhân.

Khi băng tan chảy, Valkyrie sẽ đi xuống và thu thập các dữ liệu. Đây là một dự án rất khó khăn và phải cần một số vốn lớn cho sự phát triển sâu hơn nữa. Nếu thành công, nó có thể cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng đầu tiên về vệ tinh này: những đại dương ấm lên có thể nuôi dưỡng hình thành sự sống ngoài Trái đất.

Bắt giữ một tiểu hành tinh

Nếu nhiệm vụ hạ cánh thành công trên một sao chổi đã là một nhiệm vụ đầy tham vọng của loài người. Thì mới đây, NASA đang lên kế hoạch "bắt giữ một tiểu hành tinh", một nhiệm vụ nghe chừng rất vô lý.

Năm nhiệm vụ 'điên rồ' nhất ngoài vũ trụ 2014 ảnh 3

Cụ thể của kế hoạch là bắt giữ và di chuyển tiểu hành tinh này vào quỹ đạo xung quanh Mặt trăng của chúng ta, nơi phi hành gia có thể bay tới và lấy mẫu thử nghiệm.

Và đặc biệt dự án này là hướng phát triển công nghệ có khả năng là chệch hướng các tiểu hành tinh hướng đến Trái đất, một mối nguy hiểm thường trực đối với nhân loại.

Cho đến nay, NASA đã giám sát kỹ càng 6 tiểu hành tinh để làm mục tiêu thực hiện. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, NASA dự đoán các phi hành gia có thể được khám phá các mẫu đá vũ trụ trong vòng 15 năm tới.

Du lịch giữa các vì sao

Chúng ta chỉ biết đến sao Mộc, sao Kim, sao Thổ qua các bức ảnh hay đoạn phim ngắn. Liệu con người có thể đặt chân tới nơi đó, tận mắt nhìn một hành tinh ngoài Trái đất được không?

Con người sinh ra thời đại này có thể chứng kiến bước nhảy vọt khổng lồ trong ngành khoa học vũ trụ. Một sự hợp tác giữa NASA và Cơ quan kế hoạch nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (Darpa) nhằm tạo ra một điều kỳ diệu là cho phép con người có thể đi du lịch đến một ngôi sao bất kỳ trong Thái dương hệ trong 100 năm tới.

Họ đang xem xét tất cả các kỹ thuật có thể vào lúc này - bao gồm cả thuyết phản vật chất đẩy - cũng như các chiến lược để vượt qua sự khắc nghiệt của du lịch không gian trên cơ thể con người. Phải thừa nhận rằng, cơ hội của giấc mơ đó dường như vô cùng nhỏ, cho khoa học ngày nay.

Xem video tàu thăm dò của NASA tiếp cận sao Hỏa

Theo Theo VTC News
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.