Sứ mệnh trở lại Mặt Trăng của Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-4 lấy mẫu Mặt trăng vào năm 2028, tiếp theo là tàu đổ bộ và xe tự hành không người lái lên Mặt trăng hợp tác với Nhật Bản.
Sứ mệnh trở lại Mặt Trăng của Ấn Độ ảnh 1

Hình ảnh cực nam của Mặt Trăng được tàu vũ trụ Clementine của NASA chụp vào năm 1996. (Ảnh: NASA/JPL/USGS)

S. Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), đã thảo luận về các sứ mệnh sắp tới tại New Delhi hồi cuối tháng 10.

Chandrayaan-4, với mục tiêu thu thập khoảng 3 kg mẫu vật từ Mặt Trăng từ một khu vực giàu nước đá gần cực nam của Mặt Trăng và chuyển chúng về Trái Đất.

Chuyến trở lại Mặt Trăng của Ấn Độ có chi phí lên tới 21 tỷ rupee (khoảng 250 triệu đô la Mỹ).

Kiến trúc của sứ mệnh bao gồm năm mô-đun tàu vũ trụ sẽ cần hai lần phóng từ tên lửa mạnh nhất của ISRO, LVM-3. Lần phóng đầu tiên sẽ chở một tàu đổ bộ và một phương tiện thu thập mẫu, trong khi lần phóng thứ hai sẽ đưa một mô-đun chuyển tiếp và một mô-đun tái nhập sẽ vẫn đỗ trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Theo kế hoạch của sứ mệnh, tàu vũ trụ sẽ phóng từ bề mặt Mặt Trăng và chuyển hàng hóa quý giá đến mô-đun tái nhập, sau đó sẽ quay trở lại Trái Đất để hạ cánh an toàn.

Để thực hành ghép nối trên quỹ đạo, ISRO sẽ phóng một thí nghiệm ghép nối trong không gian trị giá 14 triệu đô la (SPADEX) vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.

Tuần trước, Somanath cho biết Chandrayaan-4 sẽ được tiếp nối bởi Chandrayaan-5, một nỗ lực chung với Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ đóng góp một xe tự hành nặng 350 kg.

Những nỗ lực này là một phần trong nỗ lực đưa phi hành gia lên Mặt Trăng của Ấn Độ vào năm 2040 và thành lập căn cứ trên Mặt Trăng trước năm 2050.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG