Mỹ sẽ phải chi tới 17,7 tỷ USD chỉ để triển khai 21 tên lửa đánh chặn tên lửa hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
Một cuộc thử nghiệm hệ thống Phòng thủ trên mặt đất, được tiến hành từ Bắc Vandenberg vào ngày 25 tháng 3 năm 2019 do Cơ quan Phòng thủ Tên lửa và Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ thực hiện.
Một cuộc thử nghiệm hệ thống Phòng thủ trên mặt đất, được tiến hành từ Bắc Vandenberg vào ngày 25 tháng 3 năm 2019 do Cơ quan Phòng thủ Tên lửa và Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ thực hiện.
TPO - Nhiều tờ báo loan tin rằng một ước tính của Văn phòng Đánh giá Chi phí và Đánh giá Chương trình (CAPE) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng kế hoạch triển khai 21 tên lửa đánh chặn có khả năng tiêu diệt tên lửa hạt nhân sẽ tiêu tốn 17,7 tỷ USD.

Hai hãng Lockheed Martin và Northrop Grumman đang cạnh tranh nhau, cùng phát triển các thiết kế cho chương trình đánh chặn thế hệ tiếp theo, với mục tiêu triển khai một phiên bản kế nhiệm của hệ thống đánh chặn trên mặt đất, được sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mặt đất GMD (Missile Defense Agency’s Ground-based Midcourse Defense- Hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất thuộc Lực lượng phòng thủ tên lửa) của Mỹ.

Hiện tại, 44 tên lửa đánh chặn được triển khai tại các hầm chứa ở Alaska và California để bảo vệ Mỹ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) quy mô nhỏ, có lẽ là từ Triều Tiên.

Tuy nhiên, hệ thống tên lửa đánh chặn từ mặt đất đã thất bại 9 trong số 20 cuộc thử nghiệm đánh chặn (45%) trong 22 năm qua và không có khả năng đánh bại một cách đáng tin cậy các ICBM tinh vi hơn sử dụng mồi bẫy, cơ động né tránh và / hoặc phóng nhiều đầu đạn hạt nhân.

Quốc hội Mỹ đã yêu cầu CAPE đánh giá độc lập về chi phí của chương trình tên lửa đánh chặn thế hệ mới trong dự luật tài trợ quốc phòng. Theo CAPE, phần lớn số tiền (13,1 tỷ USD) chi cho chương trình tên lửa đánh chặn thế hệ mới sẽ dành cho nghiên cứu và phát triển, bao gồm sản xuất 10 tên lửa thử nghiệm sẽ được phóng vào giữa những năm 2020.

Sau đó, 2,3 tỷ USD sẽ được chi để mua sắm và triển khai 21 tên lửa đánh chặn bắt đầu từ khoảng năm 2028, nâng lực lượng GMD lên 65 tên lửa. Chi phí vận hành, bảo trì những tên lửa này sau đó sẽ lên tới 2,2 tỷ USD trong suốt thời gian hoạt động của chúng.

Điều đó cho thấy tổng chi phí chương trình cho ra một con số đáng kinh ngạc là gần 843 triệu USD cho mỗi tên lửa chống hạt nhân được triển khai. Tuy nhiên, đơn giá 109 triệu USD có thể thành vấn đề nếu Lực lượng phòng thủ tên lửa chọn đặt hàng nhiều tên lửa hơn con số 21 ban đầu (có thể để thay thế các tên lửa hệ thống đánh chặn trên mặt đất ban đầu), vớt lại ích lợi từ chi phí nghiên cứu và phát triển cao.

Ban đầu, Lầu Năm Góc dự định chi 5,3 tỷ đô la để thay thế phương tiện tiêu diệt trong khí quyển (EKV) của hệ thống đánh chặn mặt đất — được phóng từ tên lửa đánh chặn để đâm vào tên lửa đang lao tới — bằng một mô hình được thiết kế lại, sử dụng các thành phần hiện có để cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng họ đã tìm thấy những sai sót trong các thành phần đó dẫn đến khả năng hỏng hóc rất cao. Những người chỉ trích hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất từ lâu cũng nhấn mạnh rằng nó đã không được thử nghiệm chống lại các mục tiêu sử dụng nhiều đầu đạn hoặc thiết bị hỗ trợ thâm nhập, vốn được tích hợp tên nhiều tên lửa chiến lược hiện đại.

Những rủi ro kỹ thuật, cùng với chi phí gia tăng và sự nhất trí rằng RKV không được cải tiến đủ để hoạt động tốt trước các tên lửa tiên tiến đã dẫn đến việc chương trình bị hủy vào tháng 8 năm 2019 sau khi đã chi hết 1,21 tỷ USD.

Chương trình khởi động lại của Lầu Năm Góc tìm kiếm một thiết kế mới chứ không phải là một giải pháp tiến hóa 'được vá lại với nhau', với mục tiêu cải thiện cả độ tin cậy cũng như khả năng đánh chặn để đối phó với các mối đe dọa tên lửa thách thức hơn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.