Mỹ nắm trong tay một lợi thế lớn mà Trung Quốc không thể có được

0:00 / 0:00
0:00
Để kiềm tỏa Trung Quốc, Mỹ có trong tay vũ khí lợi hại: Đồng minh. Trong ảnh: Tàu khu trục JS Kurama của hải quân Nhật Bản
Để kiềm tỏa Trung Quốc, Mỹ có trong tay vũ khí lợi hại: Đồng minh. Trong ảnh: Tàu khu trục JS Kurama của hải quân Nhật Bản
TPO - Xung quanh Trung Quốc là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, xa hơn một chút là Úc. Tất cả đều hoặc là đồng minh, hoặc là đối tác của Mỹ và ít hay nhiều đều ở thế đối đầu với Bắc Kinh.

Một cuộc điều trần gần đây đã cho thấy cách quốc hội và quân đội Mỹ đang tư duy về việc cạnh tranh lâu dài với Bắc Kinh. Và đồng minh chính là chìa khóa của vấn đề.

Trung Quốc là chủ đề lớn trong tuần này, khi đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, điều trần trước quốc hội. Đô đốc Davidson lần đầu tiên xuất hiện trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm thứ Ba, và sau đó điều trần vào thứ Tư trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện. Trong buổi điều trần ở Hạ viện, bên cạnh Đô đốc Davidson còn có sự tham gia của ông David Helvey, quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Tướng lục quân Robert Abrams, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Lực lượng Liên hợp và Lực lượng Mỹ - Hàn Quốc.

Theo tin của Defense One về nội dung điều trần tại Hạ viện, người ta đề cập rất nhiều tầm quan trọng của các liên minh khi đối đầu với Trung Quốc.

"Ý tưởng rằng chúng ta có thể xây dựng một quân đội đủ lớn và đủ mạnh để thống trị Trung Quốc trong thế giới hiện đại là không thực tế và đầy nguy hiểm", Hạ nghị sĩ Adam Smith của bang Washington, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện phát biểu tại buổi điều trần. “Vì vậy, tôi hy vọng chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách đầu tư thích hợp”.

“Mỹ đơn giản là không thể làm điều này một mình. Và chắc chắn là không trong thế cô lập”, một đảng viên Dân chủ khác trong ủy ban, Hạ nghị sĩ Anthony Brown của bang Maryland, nói trong phiên điều trần.

Điểm nhấn của phiên điều trần là mặc dù không ai trong hai đảng Cộng hòa và Dân chủ kêu ca về sự thiếu hiện diện quân sự của Mỹ và đồng minh ở Nam Thái Bình Dương, họ xoay quanh thách thức về việc làm thế nào để các đồng minh cam kết thực hiện phần việc của họ.

Đó dường như là cách tiếp cận của Chính quyền Joe Biden. Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Biden đã kêu gọi “ngay lập tức thực hiện các bước để đổi mới nền dân chủ và liên minh của chính chúng ta,” và theo một câu chuyện của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, các đồng minh của Mỹ cũng đồng ý với chiến lược đó khi nói đến Trung Quốc.

Cùng với đó, Liên minh Liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) được thành lập vào năm 2020. IPAC được mô tả là “một nhóm các nhà lập pháp liên đảng quốc tế làm việc hướng tới cải cách về cách các nước dân chủ tiếp cận Trung Quốc”.

 “Chúng tôi phải giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là xây dựng cơ sở công nghệ của riêng chúng tôi, nỗ lực ở khắp các quốc gia dân chủ để thực hiện điều đó”, Stephen Kinnock, một nhà lập pháp của đảng Lao động ở Anh, nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ. “Chúng tôi cũng phải trở thành một nhà tạo lập liên minh, chứ không phải là một kẻ phá vỡ liên minh, bất kể ý kiến của anh về Brexit như thế nào”.

Đô đốc Davidson nói: “Một trong những tiến bộ quan trọng của Mỹ trong suốt lịch sử hậu Thế chiến II là khả năng của chúng ta trong việc dẫn đầu thế giới về sự đổi mới. Điều đó không chỉ dẫn đến sự thịnh vượng ở quốc gia này, mà tôi muốn nói rằng trên toàn cầu… Có rất nhiều cơ hội để Mỹ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu”.

MỚI - NÓNG