Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả mướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C.
Những lợi ích cho sức khỏe của mướp đắng
Giúp cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mướp đắng có thể làm gia tăng quá trình chuyển hóa đường glucose trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm mức đường trong máu một cách hiệu quả. Để nhận được tối đa những lợi ích sức khỏe mang lại từ loại quả đặc biệt này, bạn có thể pha một ly nước từ mướp đắng và uống nó vào mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng như tiêu chảy, sốt và đau bụng, bạn nên dừng việc sử dụng mướp đắng lại và tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Tốt nhất, trước khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và kiểm tra theo dõi lượng đường huyết thường xuyên để có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Giảm mức cholesterol trong máu
Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, việc ăn mướp đắng có thể giúp bạn làm giảm được mức cholesterol trong máu. Thông thường, qua xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được mức cholesterol cao của bạn. Khi máu tích tụ quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch. Chính vì vậy, mướp đắng được coi là một phương thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, bệnh tim và đột quỵ.
Mướp đắng giúp bổ gan
Mướp đắng giúp mát gan, bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật. Dùng mướp đắng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng táo bón, xơ gan, viêm gan.
Ăn mướp đắng giúp giảm lượng cholesterol
Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Mướp đắng có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Nó cũng có thể ức chế tế bào ung thư khác trong gan, đại tràng, vú, hoặc tuyến tiền liệt.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là quan trọng cho việc chống nhiễm trùng và bệnh tật. Mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó còn giúp ngăn chặn hoặc hạn chế dị ứng thực phẩm, loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nấm men tự nhiên. Một lợi ích khác là giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Những người sau cần rất thận trọng khi ăn mướp đắng
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.
Người bị bệnh gan, thận
Mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Người có tiền sử huyết áp thấp
Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.
Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.