Mưa lũ dồn dập ở phía Bắc, 32 người chết, mất tích

Mưa lũ dồn dập ở phía Bắc, 32 người chết, mất tích
TPO - Tính đến chiều 11/10, đã có 32 người chết, mất tích do mưa lũ; thuỷ điện Sơn La ngừng phát điện để cắt lũ, hồ thuỷ điện Hoà Bình phải mở 8 cửa xả để cứu công trình.  

Chiều 11/10, trước tình hình mưa lũ bất thường ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp khẩn với các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó. Cùng tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Mưa lũ dồn dập ở phía Bắc, 32 người chết, mất tích ảnh 1 Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ làm ngập lụt nhiều tuyến đường ở Hoà Bình

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ tối 9/10 đến đầu giờ chiều hôm nay (11/10), các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Trong đó các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tổng lượng mưa phổ biến từ 200-300 mm, đặc biệt có nơi 400-550mm.

Mưa lớn đã làm 20 người chết (Thanh Hóa 3 người, Nghệ An 8 người, Sơn La 5 người, Hòa Bình 4 người) và 12 người mất tích (Yên Bái 4, Hòa Bình 1 người, Thanh Hóa 3 người, Sơn La 3 người, Quảng Trị 1 người).

Đến nay có 2 điểm sạt lở tại Quốc lộ 217 đoạn đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa và 13 điểm tại các Quốc lộ 15A, 16, 48D đoạn đi qua địa phận tỉnh Nghệ An; ngập 25 điểm tại các Quốc lộ 15A, 48B, 48D, 48E đoạn đi qua tỉnh Nghệ An.

Sạt lở tại 14 điểm, ngập sâu từ 0,4 – 1,5m tại các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ thuộc các tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh gây ách tắc giao thông. Hiện các địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê đánh giá thiệt hại.

Trong khi đó, mưa lớn đã hồ thuỷ điện Hoà Bình phải liên tục 8 cửa xả đáy vào 19h, 19h30 ngày 10/10; lúc 0h, 3h, 5h, 7h45, 9h30 và 11h30 ngày 11/10/2017. Tuy nhiên, đến 13h45 hôm nay, cửa xả số 8 đã được đóng lại.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng NN&PTNT cho biết, do tác động của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu cộng với khí áp lạnh gây ra mưa trên một diện rất rộng từ các tỉnh Bắc Trung bộ cho đến các tỉnh miền núi phía Bắc. Rất hiếm khi nào chỉ trong vòng 1,5 ngày mà lượng mưa trên toàn vùng bình quân đạt 100mm, nhiều nơi lên tới 300-400mm. Đây là một đợt mưa rất bất bình thường.

Theo ông Cường, trong ngày 10/10 /2017, mực nước tại hồ Hòa Bình đã lên tới hơn cao trình 117m, trong khi lũ về ở lưu vực hồ Hòa Bình tới 16.000 m3/s. Đây là một trạng thái mưa rất lớn chưa từng thấy trong nhiều năm nay.

Bộ trưởng Cường cho rằng, với tình trên nguy cơ đe dọa an toàn tới toàn bộ hệ thống hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa thủy điện, liên quan đến các hệ thống đê, những vùng dân cư trũng và sản xuất nông nghiệp.

Phải đảm bảo an toàn cho người dân

Theo ông Cường, cơ quan dự báo nhận định sẽ còn mưa đêm 11/10 đến hết ngày mai với lượng mưa lớn, từ 50-100mm, đặc biệt là ở hai lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La.

“Đây là một tình thế rất khó khăn vì dù chúng ta đã xả tới 8 cửa xả đáy của hồ Hòa Bình, nhưng mức nước về hồ hiện nay vẫn còn cao; thứ hai cột nước để dành cho cắt lũ không còn dung tích nữa. Do vậy, vùng này vẫn được đánh giá là rất nguy hiểm”- ông Cường nói.

Mưa lũ dồn dập ở phía Bắc, 32 người chết, mất tích ảnh 2

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương phải đảm bảo an toàn cho người dân khi xả lũ. Ảnh: Phạm Anh

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, với lư lượng về hồ lớn, dự báo nay mai tiếp tục còn phải xả đáy ở cấp độ nhiều hơn. Do vậy, bà con ở phía hạ du hết sức cảnh giác, liên tục tăng cường công tác phòng chống, đảm bảo sản xuất trên sông, trên suối an toàn; các hoạt động cát sỏi, đi lại trên lưu vực sông, suối phải hết sức chú ý bám vào các thông tin cảnh báo quá các phương tiện thông tinh đại chúng. Trên cơ sở đó, chúng ta có phương án phòng trừ tốt nhất, giảm thiểu rủi ro cho mình và giúp cho cộng động ứng phó thành công với thiên tai.

Trước tình trạng trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương hiện nghiêm công điện Thủ tướng, chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ven sông, suối. Phó Thủ tướng cũng lưu ý, do các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đều trong điện đầy nước, trong đó có nhiều đập đất, nguy cơ sự cố rất cao, nên khẩn trương có phương án ứng phó.

Với các hồ thuỷ điện, Phó thủ tướng cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, kiểm tra các hồ đập, đảm bảo an toàn vận hành hồ chứa khi xả lũ; các Bộ GTVT và các lực lượng khác sơm khắc sự cố công trình giao thông đường bộ,đường sắt, hướng dẫn người dân đi lại an toàn.

Theo Clip: Vnexpress
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.