Số liệu mới nhất từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 330.000 tài khoản trong tháng 7 này, gấp 3 lần tháng trước và là mức cao nhất trong vòng 2 năm.
Số tài khoản này đa phần thuộc sở hữu của cá nhân trong nước. Tính đến cuối tháng 7, tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đạt hơn 8,33 triệu tài khoản, cao nhất từ trước đến nay.
Nhà đầu tư đã mở 8,3 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 8% dân số có tài khoản chứng khoán. Thống kê: VSD. |
Nhà đầu tư cá nhân có hơn 8,11 triệu tài khoản, tương đương khoảng 8% dân số. Kết quả này đưa chứng khoán Việt Nam đến gần mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030.
Dù ghi nhận số tài khoản mở mới cao đột biến, nhưng chứng khoán tháng 7 không mấy tích cực. Thị trường liên tục giằng co, đến cuối tháng, VN-Index chỉ tăng nhẹ 0,5% so với tháng trước, trong khi thanh khoản giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn đạt 19.367 tỷ đồng trong tháng 7 - mức thấp nhất trong 6 tháng gần đây.
Bước sang tháng 8, thị trường tiếp tục chịu thử thách, có thời điểm VN-Index để mất mốc 1.200 điểm. Chứng khoán trong nước điều chỉnh không nằm ngoài xu hướng chung của các thị trường khu vực, toàn cầu. Thanh khoản ảm đạm, nhưng dư nợ cho vay margin (cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán lại “phình to”.
Dữ liệu từ Fiingroup cho thấy, tính đến cuối quý II vừa qua, dư nợ cho vay margin thống kê từ báo cáo tài chính của 62 công ty chứng khoán (đại diện 99% tổng vốn chủ sở hữu toàn ngành) đạt gần 219.000
Tỷ lệ đòn bẩy cao nhất lịch sử khi dư nợ margin trên tổng vốn hóa thị trường ở mức 9,4%, mức đỉnh vừa thiết lập này vượt qua kỷ lục cũ (gần 185.000 tỷ đồng) thời điểm quý I/2022.