Mời nhà đầu tư Nhật Bản chỉnh trang đô thị ở TPHCM

Mời nhà đầu tư Nhật Bản chỉnh trang đô thị ở TPHCM
TPO - Ngày 4/3, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết đơn vị này vừa kêu gọi nhà đầu tư Nhật Bản tham gia phát triển các dự án chỉnh trang đô thị ở TPHCM.

Theo ông Châu, TPHCM có khoảng 1.200 dự án phát triển bất động sản (BĐS) của các doanh nghiệp đang có nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Năm 2018, TPHCM sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về tài chính - vốn; quan hệ cung - cầu; tiếp cận quỹ đất đầu tư; thủ tục hành chính. Trước mắt là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng.

Mời nhà đầu tư Nhật Bản chỉnh trang đô thị ở TPHCM ảnh 1 Quang cảnh buổi hội thảo

“Nhật Bản đã thay thế Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thị trường BĐS tại Việt Nam. 5 năm qua, doanh nghiệp Nhật Bản đã hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp BĐS Việt Nam dưới các hình thức mua cổ phần, góp vốn đầu tư, hoặc cho vay để phát triển các dự án BĐS theo tiêu chuẩn Nhật Bản và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, như: Tokyu đầu tư vào Hưng Thịnh Corporation, Becamex; Hankyu, Nishi Nippon Railways với Nam Long Corporation; Sanyo Home với Công ty Tiến Phát; Công ty Năm Bảy Bảy), ông Châu nói.

Ông Lê Trần Kiên - Phó giám đốc Sở xây dựng TPHCM cho rằng: “Để hoàn thành mục tiêu, đáp ứng nguyện vọng người dân và nhu cầu phát triển của TP, lãnh đạo TP và các Sở ngành, đơn vị tham mưu nghiên cứu mời gọi tổ chức tài chính, nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể là Nhật Bản, nhằm tạo cơ hội cho TP tăng cường giới thiệu các chính sách thu hút tham gia xây dựng các dự án chỉnh tranh đô thị theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cụ thể, TP sẽ tổ chức công bố dự án, mời gọi nhà đầu tư tham gia với sáu dự án gồm: di dời, tái định cư các hộ dân trên và ven bờ Nam kênh Đôi (Q.8); rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh, Q. Gò vấp); cải tạo rạch Văn Thánh (Q.Bình Thạnh); rạch Cầu Dừa (Q. 4); cải tạo cảnh quan hồ Song Tân (Q.7); chỉnh trang rạch Bần Đôn (Q. 7). Di dời hơn 6.200 hộ dân. Dự kiến tổng kinh phí bồi thường là hơn 19.000 tỉ đồng. Phương thức chủ yếu là mở rộng biên chỉnh trang, mở rộng phạm vi thu hồi đất để tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện theo hợp đồng BT.

Mời nhà đầu tư Nhật Bản chỉnh trang đô thị ở TPHCM ảnh 2

Ông Lê Trần Kiên - Phó giám đốc Sở xây dựng TPHCM cho rằng TP cần thu hút các dự án chỉnh tranh đô thị theo hình thức đối tác công tư 

Ông Keiji Kimura – Bộ đất đai và hạ tầng giao thông du lịch Nhật Bản chia sẻ, TP HCM là mộtthành phố năng động, có nhiều tiềm năng phát trển kinh tế, văn hóa xã hội… Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị cho Việt Nam là trách nhiệm và là sứ mệnh của Nhật Bản trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai nước.

“Việc chỉnh trang và phát triển đô thị đã giúp cho Nhật Bản tiết kiệm được nguồn ngân sách đáng kể từ chính sách thu hút đầu tư theo phương thức PPP, và cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể, được sử dụng những tiện ích hiện đại từ việc chỉnh trang đô thị.

Vì vậy, Nhật Bản lần này rất cần sự nỗ lực của TP.HCM trong việc xây dựng chính sách thu hút, ưu đãi để doanh nghiệp Nhật bản có thể hợp tác đầu tư góp phần đưa đô thị của TP.HCM ngày một đẹp hơn” - ông Keiji Kimura chia sẻ thêm.                                                               

MỚI - NÓNG