Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng'

Giữa thực đơn hàng chục món Việt như bún, phở, bánh cuốn,… nhiều du khách ở Hàn Quốc khi đến quán ăn của gia đình chị Phương lại thích thú chọn món “ít nổi tiếng” như xôi khúc, chè.

“Tôi đã từng ăn phở bò, bánh mì pate hay bún riêu ở Hàn Quốc. Song, khi được nếm thử xôi khúc và chè, tôi càng cảm nhận được sự đa dạng, hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam”, Kim Minji (nhân viên văn phòng ở tỉnh Gyeonggi-do) nói.

Minji chia sẻ, cô biết đến các món ăn, thức quà này thông qua Quyên - một đồng nghiệp người Việt.

Họ thường ghé thăm một địa chỉ ăn uống quen thuộc trên đường Jeongwang-dong, thành phố Siheung. Đây là nơi “Quyên vơi bớt nỗi nhớ quê hương”, còn Minji “có thể trải nghiệm món Việt dù chưa từng đến mảnh đất hình chữ S”.

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 1

Quán ăn của gia đình chị Phương ở tỉnh Gyeonggi-do

Địa điểm được nhắc đến là quán ăn của gia đình chị Vũ Thị Phương (SN 1990, quê ở quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng). Quán mở cửa hoạt động được hơn 3 năm, chuyên phục vụ các món Việt Nam.

Chia sẻ với PV VietNamNet, chị Phương không giấu nổi sự xúc động khi món ăn Việt Nam được người Hàn Quốc và du khách nước ngoài sinh sống tại đây yêu thích.

Chị cho biết, thực đơn của quán chủ yếu là các món ăn miền Bắc, trong đó có nhiều món đặc trưng ở Hà Nội và Hải Phòng.

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 2

Chị Phương lấy chồng người Hàn Quốc và sống ở đây được khoảng 10 năm

Không chỉ người Việt xa quê hay người bản xứ mà cả khách Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đang sống và làm việc ở tỉnh Gyeonggi-do cũng thường ghé quán để thưởng thức các món ăn Việt Nam.

“Mình thấy rất vui vì không chỉ những món vốn nổi tiếng như phở, bún, bánh mì mà cả món chưa có độ lan tỏa rộng như xôi khúc, chè vẫn được khách nước ngoài đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình”, chị Phương chia sẻ.

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 3

Xôi khúc được gia đình chị Phương bán ở Hàn Quốc từ năm 2020. Ban đầu, chị và mẹ ruột bán xôi trong chợ địa phương, thỉnh thoảng đạp xe bán dạo dọc đường rồi mới mở quán

Hiện tại, chị cùng mẹ ruột là bà Lưu Thị Bút (64 tuổi) đảm nhiệm việc nấu nướng món ăn và bán tại quán. Trong đó, món xôi khúc do bà Bút tự tay làm, chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc ở Việt Nam.

Chị Phương cho hay, ngoại trừ gạo nếp và mỡ lợn tươi mua tại Hàn Quốc, các nguyên liệu còn lại như đỗ xanh, lá khúc,… đều được vận chuyển từ Việt Nam.

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 4Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 5

Theo người phụ nữ 34 tuổi, để làm xôi khúc ngon đòi hỏi phải tuyển chọn nguyên liệu đầu vào kỹ lưỡng. Gạo được chọn phải là loại gạo nếp dẻo, thơm. Mỡ sử dụng là mỡ ở phần thăn để có độ giòn, ngọt tự nhiên.

Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, chị còn điều chỉnh chút gia vị cho món ăn có màu sắc và mùi vị hấp dẫn, cũng như phù hợp khẩu vị chung của người nước ngoài.

“Mình vẫn giữ cách nấu như ở quê nhưng thêm dừa tươi nạo sợi và nước cốt dừa vào phần xôi. Còn bánh khúc thì có thêm lá dứa (lá nếp). Các nguyên liệu được căn chỉnh phù hợp sao cho món ăn vừa ngon vừa có giá phải chăng”, chị Phương nói.

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 6Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 7

Mỗi suất xôi khúc được bán với giá 4.000 Won (khoảng 70.000 đồng)

Nàng dâu Việt tiết lộ thêm, trước đây gia đình chỉ phục vụ món xôi khúc nên trung bình mỗi ngày sử dụng hết khoảng 40kg gạo nếp. Ngày cao điểm, chị bán gần 200 suất xôi.

“Bây giờ khách tới quán có nhiều sự lựa chọn về món ăn Việt Nam hơn, nên lượng xôi khúc mình làm hàng ngày giảm còn một nửa. Vẫn 40kg gạo nếp nhưng một nửa mình nấu xôi khúc, nửa còn lại làm xôi gấc, xôi lá dứa”, người phụ nữ quê Hải Phòng cho hay.

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 8Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 9

Ngoài xôi khúc, chè cũng là món ăn Việt mới mẻ được nhiều thực khách Hàn Quốc lựa chọn thưởng thức khi ghé quán ăn của gia đình chị Phương.

Trong thực đơn của quán hiện có chè thập cẩm truyền thống, chè sầu, chè bưởi cốt dừa,… Giá trung bình mỗi cốc khoảng 6.000 Won (hơn 110.000 đồng).

Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 10Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 11Mở quán Việt ở Hàn Quốc, nàng dâu bất ngờ vì khách chuộng 2 món 'ít nổi tiếng' ảnh 12

Ngoài chè, xôi khúc, chị Phương còn bán hàng chục món ăn Việt như bún cá, bánh bao, bánh giò, phở các loại, bánh cuốn,...

Chị tiết lộ bán được chừng 30 - 40 cốc chè/ngày. So với chè truyền thống ở Việt Nam, chị giảm độ ngọt để phù hợp với khẩu vị của người Hàn Quốc.

“Mình hi vọng những món ăn bình dân như xôi khúc, chè sẽ được bạn bè quốc tế biết nhiều hơn nữa, giống như phở, bún hay bánh mì, từ đó lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt nói chung ra thế giới”, chị Phương bày tỏ.


Link gốc: https://vietnamnet.vn/mo-quan-viet-o-han-quoc-nang-dau-bat-ngo-vi-khach-chuong-xoi-khuc-che-2333674.html

Theo VietNamNet
MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước đang tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.