Máy bay chở 100 người rơi ở Kazakhstan, 50 người thương vong

Hiện trường máy bay hành khách của hãng hàng không Bek Air, Kazakhstan gặp nạn. Ảnh: Xinhua
Hiện trường máy bay hành khách của hãng hàng không Bek Air, Kazakhstan gặp nạn. Ảnh: Xinhua
TPO - Một chiếc máy bay chở khách thuộc hãng hàng không Bek Air của Kazakhstan vừa rơi sau khi cất cánh từ sân bay Almaty ở Almaty - thành phố lớn nhất Kazakhstan. Thông tin ban đầu cho biết 14 người thiệt mạng, ít nhất 35 người khác bị thương. Trong số thương vong có 6 trẻ em.

Máy bay rơi ngày 27/12 sau khi cất cánh từ sân bay Almaty ở Almaty - thành phố lớn nhất Kazakhstan, Xinhua dẫn lời lãnh đạo sân bay.

Đại diện sân bay Almaty cho biết lực lượng cứu hộ đang được triển khai tại hiện trường.

Giới chức Kazakhstan thông báo, 14 người thiệt mạng, ít nhất 35 người khác bị thương. Trong số thương vong có 6 trẻ em.

Fokker 100 là máy bay phản lực có cánh quạt trong cỡ vừa, hai động cơ được công ty Fokker của Hà Lan sản xuất. Fokker 100 dài 35,53m, sải cánh 28,08m, trọng lượng không tải khoảng 24,4 tấn, trọng lượng tối đa khi cất cánh gần 43,1 tấn, tốc độ tối đa 845 km/h, trần bay 11km. Hãng hãng không Bek Air sử dụng các máy bay Fokker-100 cho các chuyến bay từ Almaty đến Nur-Sultan.

Bộ Công nghiệp và hạ tầng Kazakhstan cho biết máy bay bị mất độ cao sau khi cất cánh và đâm vào tòa nhà 2 tầng vào lúc 7h22 sáng 27/12 (giờ địa phương, tức 8h22 theo giờ Việt Nam). Lực lượng cứu hộ, y tế và thực thi pháp luật đang có mặt tại đó.

Chính phủ Kazakhstan ngay lập tức thành lập một lực lượng đặc biệt để điều tra vụ tai nạn và đình chỉ các máy bay Fokker-100 sau vụ tai nạn này.

Vụ tai nạn xảy ra ở khu dân cư nên nhiều người dân địa phương đang phải sơ tán. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và hứa sẽ trừng phạt những người có tội.

Chiếc máy bay gặp nạn khi đang trên lộ trình đến Nur-Sultan, thủ đô của quốc gia thuộc vùng Trung Á này.

Chi phí vận hành thấp và hầu như không có đối thủ cạnh tranh trong dòng máy bay tầm ngắn 100 chỗ đã khiến Fokker 100 trở thành loại máy bay bán chạy nhất cuối những năm 1980. Với sự ra đời của Boeing 737 và Airbus A319, Fokker không còn được ưa chuộng và bị dừng sản xuất từ năm 1997. Tính đến tháng 8/2006 vẫn còn 229 chiếc Fokker 100 hoạt động trên thế giới. Tính đến tháng 7/2017, còn 113 chiếc Fokker hoạt động thuộc 25 hãng hàng không. Hiện nay, hầu hết các hãng đã cho Fokker 100 nghỉ hưu nhưng loại máy bay này vẫn còn nhiều ở Úc, Iran... Hãng Fokker đã phá sản năm 1996.

Almaty từng là thủ đô của Kazakhstan và hiẹn là trung tâm thương mại, văn hoá của nước này.

Bek Air được thành lập năm 1999 và hiện sở hữu sân bay Oral Ak Zhol.

Một số hình ảnh về hiện trường vụ tai nạn.

Máy bay chở 100 người rơi ở Kazakhstan, 50 người thương vong ảnh 1  Ảnh: Sputnik
Máy bay chở 100 người rơi ở Kazakhstan, 50 người thương vong ảnh 2  Ảnh: Sputnik
Máy bay chở 100 người rơi ở Kazakhstan, 50 người thương vong ảnh 3  Ảnh: Sputnik
Máy bay chở 100 người rơi ở Kazakhstan, 50 người thương vong ảnh 4  Ảnh: Sputnik

Bek Air được thành lập năm 1999, nhắm vào đối tượng khách hàng VIP, thông tin trên trang web của hãng cho biết. Ngày nay, Bek Air tự gọi mình là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Kazakhstan. Đội bay của họ đang có 7 chiếc Fokker-100.

Đây không phải vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng đầu tiên ở thành phố. Ngày 29/1/2013, một chiếc máy bay chở khách cất cánh từ thị trấn Kokshetau, miền bắc đất nước, đã rơi gần Almaty, khiến 20 người thiệt mạng.

Một tháng trước đó, vào ngày 26/12/2012, một chiếc máy bay quân sự chở các sĩ quan an ninh cấp cao của Kazakhstan đâm xuống phía nam đất nước, khiến 27 người thiệt mạng.

(Tiếp tục cập nhật)

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…