Mặt trăng sinh ra từ Trái đất?
> Phát hiện sao chổi sáng gấp 15 lần Mặt trăng
Các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard (Mỹ) vừa đưa ra lý thuyết mới cho rằng, Mặt trăng vốn là một phần của Trái đất và được hình thành từ một vụ va chạm giữa địa cầu và một thiên thể khổng lồ.
Hình minh họa vụ va chạm giữa Trái đất và một thiên thể tạo ra Mặt trăng. Ảnh: Ucsd.edu |
Trong bài viết đăng trên tạp chí Science hôm 17-10, hai nhà khoa học Sarah Stewart và Matija Cuk cho rằng, lý thuyết của họ lý giải vì sao Trái đất và Mặt trăng có thành phần tương tự nhau.
Cũng theo lý thuyết này, Trái đất từng quay rất nhanh. Một ngày trên Trái đất khi ấy chỉ kéo dài khoảng 2-3 giờ.
Với tốc độ quay nhanh như vậy, khi bị một thiên thể khổng lồ va chạm, nó sẽ làm văng ra một lượng vật chất đủ lớn để tạo thành Mặt trăng.
Sau đó, nhờ vào lực hấp dẫn khi quay quanh Mặt trời và Mặt trăng quay quanh nó, Trái đất bắt đầu quay chậm lại và đạt tốc độ quay như hiện nay.
Hai nhà khoa học cũng nhấn mạnh lý thuyết của họ khác với lý thuyết hiện tại cho rằng Mặt trăng được hình thành từ vật chất của một thiên thể khổng lồ khi va chạm với Trái đất.
Theo Việt Phương
Tuổi Trẻ