Ngày hôm nay, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” ) và hai công ty con đã niêm yết (Masan Consumer (HNX-UPCoM: MCH) và Masan MEATLife (HNX-UPCoM: MML) đã đồng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (ĐHCĐ) tại Thành phố Hồ Chí Minh với cùng một chủ đề “Kết nối vạn nhu cầu”.
Ngày 9/12, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HSX: MSN) đã được Tạp chí Forbes vinh danh là một trong Top 50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam năm 2021. Đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp Masan Group có mặt trong danh sách này.
Những sinh viên năm cuối, hay mới ra trường đều có cơ hội thể hiện đam mê, tự tin và thử sức làm doanh nhân trẻ tại một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
De Heus Việt Nam thông báo việc ký kết thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco).
Xuất sắc vượt qua các tiêu chí bình xét khắt khe, ngày 13/10 vừa qua, Tập đoàn Masan vinh dự đạt Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 và đứng thứ nhất trong nhóm ngành Bán lẻ – Tiêu dùng. Đạt được giải thưởng này, có thể nói, Masan đã nỗ lực rất nhiều trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động cũng như đóng góp trách nhiệm cộng đồng xã hội.
Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều loại khoáng sản quý có trữ lượng lớn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta còn manh mún, giá trị và hiệu quả sử dụng chưa cao.
Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan ( HOSE : MSN , “ Masan ” hoặc “ Tập đoàn ”) đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Mobicast (“ Mobicast ” hoặc “ Reddi ”) với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông. Là công ty start-up trong lĩnh vực mạng di động ảo (“ MVNO ”), Mobicast sở hữu thương hiệu mạng Reddi tích hợp hoàn chỉnh các dịch vụ viễn thông.
Dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Cùng với các Bộ, ngành liên quan, nhiều doanh nghiệp Việt đang thực hiện đồng bộ các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, phân phối hàng hóa, đồng thời tích cực đóng góp, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Công t y Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (VCM), một công ty thành viên của Tập đoàn Masan (Masan) đã mua gói bảo hiểm "KHỎE MẠNH TRONG MÙA DỊCH" của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (MIC) cho CBNV và Đối tác của Masan.
Ông lớn hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam hợp tác với “ông lớn” ngoại để tăng tốc phát triển nền tảng offline-to-online. Tham vọng và những kế hoạch táo bạo có thể giúp Masan trong tương lai trở thành là Alibaba, Amazon của Việt Nam?
Sự kết hợp giữa VinCommerce , Techcombank và các nền tảng bán hàng trực tuyến hàng đầu không chỉ giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm chi tiêu , mà còn đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ Việt Nam.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đến tháng 11/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 26,1 triệu con, tương đương với 85% đàn lợn khi chưa có xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Hiện nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, phân phối lớn đã chuẩn bị nguồn cung thịt lợn và các loại thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu dịp Tết sắp tới.
Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli Sài Gòn với tổng số vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng dự kiến được khai trương và đưa vào hoạt động chính thức từ ngày 3/10/2020. Sau tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam, MEATDeli Sài Gòn là tổ hợp chế biến thịt mát thứ 2 được Masan xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu thịt ngon, trọn dinh dưỡng của gần 10 triệu người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Xã hội ngày càng hiện đại, người phụ nữ càng chủ động đảm đương nhiều vai trò. Bên cạnh phát triển sự nghiệp, tích cực hoạt động xã hội, chăm lo con cái, nội trợ cũng là công việc được các chị em ưu tiên hàng đầu.
Không dừng lại ở thương vụ “bom tấn” M&A với Vingroup, nắm trong tay chuỗi VinMart/VinMart+ vào cuối năm 2019, Masan đang tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành Tập đoàn Tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu cả nước với nhiều thương vụ M&A đình đám thành công và khác biệt.
Mới đây, chức danh Tổng giám đốc Masan Group đã được trao cho một thành viên 8X là ông Danny Le. Người dẫn dắt Masan là ông Nguyễn Đăng Quang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Masan Group. Sự thay đổi lớn về nhân sự điều hành này diễn ra trong bối cảnh tập đoàn hàng đầu về sản xuất thực phẩm của Việt Nam này đang tái cấu trúc mạnh mẽ và gặt hái được những thành công bước đầu.
Ngày 30/6/2020, Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) và hai công ty thành viên niêm yết (Masan Consumer (HNX_UpCoM: MCH) và Masan MEATLife (HNX_UpCoM: MML)) cùng tổ chức Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) 2020 với chủ đề “Our Journey is The Consumer’s Journey – Con đường chúng ta đi”, đánh dấu sự chuyển đổi của Tập đoàn.
TPO - Có 15 DN chăn nuôi lớn đã cam kết đồng loạt hạ giá lợn hơi về bình quân 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4 tới, sau cuộc họp với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 30/3. Tuy nhiên, liệu người tiêu dùng có được hưởng lợi từ việc giảm giá, khi miếng thịt đi qua quá nhiều khâu trung gian?
Theo Bản Cáo Bạch phát hành trái phiếu của Masan, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang từ tháng 12/2019 đã làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phát triển thương mại và dịch vụ VCM, và làm Chủ tịch Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce.
Hai thương vụ M&A đình đám của Masan trong tháng 12/2019 đã “chốt sổ” một năm vô cùng sôi động của thị trường M&A. Thâu tóm Vinmart, Vinmart+ và chào mua công khai NETCO không chỉ giúp Masan hoàn thiện các mảnh ghép trong chiến lược phát triển dài hạn, mà còn chứng minh các doanh nghiệp Việt đã thể hiện dấu ấn mạnh mẽ, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ động thái này của thị trường.
TPO - Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ các các địa phương, doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam cũng như của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
TPO - Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trong cơn “bão” dịch tả lợn châu Phi, doanh nghiệp phải đóng vai trò “hạt nhân”, dẫn dắt giá, vừa là nơi cung cấp con giống tốt, quy trình kỹ thuật an toàn sinh học. Hiện giá lợn hơi “nóng” đến mức, nhiều người muốn “nuôi lợn to bằng con trâu, con bò”.
Sau thương vụ đình đám tiếp nhận lại hệ thống của hàng bán lẻ, siêu thị mini Vinmart và Vinmart+, thông qua một công ty mới thành lập, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, MCH) tiếp tục phát đi thông điệp lạ. Đó là chào mua 60% cổ phần Bột giặt NET, với giá 48.000 đồng/cổ phiếu.
TPO - Năm 2019, có 17 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khánh thành đi vào hoạt động, nhiều chuỗi liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã được hình thành, phát triển. Nhiều ”ông lớn” như Masan, Thaco... đã tham gia đầu tư vào nông nghiệp.
Nửa đầu năm 2019, thị trường đã chứng kiến làn sóng đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài. Từ Hàn Quốc, Woowa Brothers mua lại một công ty giao thức ăn của Việt Nam, Tập đoàn SK đồng ý đầu tư 1 tỷ USD mua 6% cổ phần của Vingroup. Từ Nhật Bản, Mitsui & Co đồng ý thỏa thuận chi gần 150 triệu USD cho 35,1% cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú; Advantage Partners mua lại chuỗi thời trang trong nước Elise…
Cú bắt tay lịch sử giữa Vingroup và Masan trong những ngày cuối năm 2019 được đánh giá là một động thái tích cực, thể hiện tính năng động và đoàn kết của khối doanh nghiệp tư nhân - hợp tác để cùng phát triển.
Ngày 3/12/2019, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. Thoả thuận nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo nên một Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam. Hiện hai bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để tiến tới việc ký hợp đồng chính thức.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (“Masan” hoặc “Tập đoàn”) tin vào triết lý “doing well by doing good”. Sứ mệnh của Tập đoàn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Bức tranh kinh doanh của Masan dần tái hiện bởi nhiều tin tốt.
TPO - "Hôm qua bạn tôi hỏi, ông học về vật lý hạt nhân mà lại buôn mì gói là sao? Thực sự tôi không lựa chọn mì gói mà đó là lựa chọn của bối cảnh. Khi hầu hết người dân còn cần được ăn món gì đó "ấm ấm, lưng lửng bụng" thì chúng tôi làm mì gói", ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan nói tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) sáng nay 24/4 tại TP HCM.