Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao

Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao
Thanh toán không dùng tiền mặt được xem là phương thức thanh toán hiệu quả nhất, tiết kiệm và an toàn nhất. Thế nhưng hãy cẩn thận vì có những người lợi dụng chuyện này để lừa đảo.

Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao

> Ái nữ chủ tịch REE thu tiền tỷ mỗi tháng

> Vàng tăng mạnh nhất trong gần hai tuần 

Thanh toán không dùng tiền mặt được xem là phương thức thanh toán hiệu quả nhất, tiết kiệm và an toàn nhất. Thế nhưng hãy cẩn thận vì có những người lợi dụng chuyện này để lừa đảo.

Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao ảnh 1
 

Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giữa bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ và bên bán. Bên mua ủy nhiệm cho ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi trích tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho bên bán ở cùng ngân hàng hoặc ở ngân hàng khác.

Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều kiểu lừa đảo bằng việc bên mua xuất trình cho bên bán hàng hóa dịch vụ giấy ủy nhiệm chi liên 2 có chữ ký và con dấu của ngân hàng để nhận hàng rồi biến mất mà tiền không chuyển như đã ghi trong ủy nhiệm chi, dẫn đến cháo múc nhưng tiền không trao.

Ủy nhiệm chi thật, chuyển tiền “ảo”

Để tránh rủi ro

Để thủ tục chặt chẽ hơn, ngân hàng có thể sử dụng con dấu “đã nhận chứng từ” để đóng vào liên 2 ủy nhiệm chi, đó là đối với những khách hàng là doanh nghiệp quen biết, mỗi lần đến ngân hàng mang mấy chục bộ ủy nhiệm chi cùng một lúc. Còn với khách hàng mới chưa đủ độ tin cậy, ít quan hệ hoặc các khách hàng cá nhân thì giao dịch viên phải kiểm tra và hoàn tất việc ghi nợ tài khoản xong mới giao trả liên 2 ủy nhiệm chi. Về phía bên bán, khi nhận liên 2 ủy nhiệm chi, thấy con dấu “đã nhận chứng từ” cần gọi lại cho ngân hàng để xin xác nhận về việc số tiền trên đã được chuyển về tài khoản mình chưa, chưa thì đừng giao hàng.

Xin kể một trường hợp lừa đảo đã từng xảy ra. Công ty TNHH LHL do ông N.T.D. làm giám đốc mua hàng của ông B., hai bên cùng nhau vào ngân hàng X nơi Công ty LHL mở tài khoản tiền gửi. Trước sự chứng kiến của ông B., ông D. viết giấy nộp 250 triệu đồng tiền mặt vào tài khoản công ty mình và đưa kèm một ủy nhiệm chi chuyển trả cho ông B. số tiền 250 triệu đồng, giao dịch viên nhận đủ tiền và ký trả liên 2 giấy nộp tiền và ủy nhiệm chi cho ông D.. Ông D. đưa lại chứng từ đó cho ông B. và sau đó được ông B. giao số hàng hóa trị giá 250 triệu đồng.

Sau khi giải quyết hết lượng khách đang chờ trước quầy của mình, giao dịch viên của ngân hàng X mới bắt đầu làm các chứng từ chuyển tiền và phát hiện số dư trên tài khoản không đủ 250 triệu đồng nếu tính cả phí chuyển tiền. Khi giao dịch viên gọi, ông D. bảo sẽ đem thêm tiền đến nộp vào cho đủ để chuyển đi. Do quá nhiều việc nên giao dịch viên cũng quên món tiền này. Ngay sau đó ông D. đến quầy giao dịch khác của ngân hàng rút hết 250 triệu đồng.

Nhiều ngày sau, ông B. vẫn không thấy tiền về trên tài khoản của mình nên cầm liên 2 đến ngân hàng X khiếu nại vụ việc mới vỡ lở. Liên lạc tìm ông D. thì được biết ông D. đã sang Campuchia đánh bạc và nghe nói bị cầm giữ bên đó vì nợ nần. E ngại rắc rối, ảnh hưởng không tốt mà chưa chắc thu hồi được tiền từ ông D., ngân hàng xử lý bằng cách bắt giao dịch viên nhận nợ vay 250 triệu đồng trả cho ông B.. Đến nay ông D. vẫn chưa hoàn trả món tiền trên cho ngân hàng X.

Một trường hợp khác dù giao dịch viên đã cẩn thận nhưng vẫn bị “dính”: khách hàng mang ra cùng lúc hơn 20 ủy nhiệm chi, giao dịch viên đã cộng tổng số tiền trên các ủy nhiệm chi này để đảm bảo tài khoản đủ số dư trước khi ký đóng dấu giao liên 2 cho khách hàng. Nhưng do công nghệ ngân hàng ngày nay khá hiện đại, có thể giao dịch online nên khách hàng đó đã rút hết tiền trước khi các ủy nhiệm chi được thực hiện.

Lợi dụng sơ hở

Sở dĩ có thể xảy ra chuyện “lừa đảo” này là do tâm lý muốn lấy lòng khách hàng và bán được hàng nên nhiều người bán không đợi tiền về trên tài khoản mà nhanh chóng xuất hàng ngay khi bên mua xuất trình, thậm chí fax liên 2 ủy nhiệm chi trả tiền cho bên bán có chữ ký và con dấu của ngân hàng mà bên mua mở tài khoản. Không bàn đến những trường hợp rất hiếm là chữ ký và con dấu ngân hàng bị làm giả, còn lại hầu hết đều là chữ ký và con dấu thật của ngân hàng.

Điều này được lý giải như sau: do giao dịch viên - nhất là ở các ngân hàng lớn - luôn bị quá tải trước lượng khách hàng cũng như hàng núi công việc, hàng loạt thao tác phải thực hiện trên máy, vừa phải trả lời điện thoại hay hướng dẫn cho khách hàng. Thời buổi khách hàng là thượng đế, chỉ cần có lời phàn nàn đến tai sếp - không cần biết đúng sai thuộc về ai - là lập tức giao dịch viên bị kiểm điểm, nhắc nhở. Cho nên nhiều giao dịch viên ưu tiên thực hiện ngay với những giao dịch bằng tiền mặt để tránh cho khách hàng phải chờ đợi, còn các giao dịch không dùng tiền mặt sẽ thực hiện sau.

Thông thường theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận giao dịch của ngân hàng sẽ ký tên và đóng dấu vào liên 2 để trả cho khách. Sau đó có thời gian, giao dịch viên mới bắt đầu kiểm tra chứng từ, số dư, hạch toán trích tài khoản bên mua để trả tiền cho bên bán. Lúc này, nếu thấy tài khoản bên bán không đủ tiền, giao dịch viên mới liên lạc yêu cầu bên bán nộp hoặc chuyển tiền về đủ để thanh toán cho bên mua. Lợi dụng điều này, nhiều người đã sử dụng chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản rồi dùng những liên 2 ủy nhiệm chi này để lừa đảo với số tiền lớn rồi biến mất.

Lâu nay, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với chính khách hàng của mình - chủ tài khoản - nếu tài khoản đủ tiền, đủ các điều kiện mà ngân hàng lại chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu của chủ tài khoản. Vì vậy trước mắt, bên bán hàng cần nên đánh giá được mức độ tín nhiệm của bên mua để quyết định giao hàng trước hay sau khi nhận được tiền. Nếu thấy uy tín bên mua chưa đủ đảm bảo thì nên đợi đến khi tiền đã vào tài khoản của mình rồi hãy giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, “tiền trao rồi cháo hãy múc”. Đừng vì ham món lợi nhỏ mà mất cả chì lẫn chài.

Theo Đỗ Thị Quỳnh Hoa
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG