Loài cây độc giết người trong 7 bước đi của Việt Nam
Người nào trúng phải độc cây Sui có thể sẽ không sống nổi quá 7 bước đi leo lên dốc, 8 bước đi xuống dốc hoặc 9 bước đi trên đường đất phẳng.
Cây Sui còn gọi là cây Thuốc bắn có danh pháp khoa học là Antiaris toxicaria. Đây là cây gỗ lớn có thể cao tới 30 mét, phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Úc. Ở Việt Nam, cây Sui mọc nhiều ở vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu...v.v.
Cây Antiaris toxicaria có rất nhiều tên gọi địa phương khác nhau. Ở đảo Java của Indonesia, cây độc này được gọi là cây Xuy, ở đảo Hải Nam của Trung Quốc Antiaris toxicaria được gọi là "Cây mũi tên độc" bởi vì trước đây người Trung Quốc cổ đại đã lấy chất độc của cây Sui tẩm vào đầu mũi tên dùng trong săn bắn và chiến tranh.
Thân cây Sui trưởng thành có đường kính lên tới 40 cm, lá hình elip dài 7 – 19 cm và rộng 3 – 6 cm, vỏ cây màu xám nhạt. Cây phát triển nhanh và đạt tới kích thước trưởng thành trong vòng 20 năm.
Cây Sui chứa chất độc cardenolides glycoside nổi tiếng được dùng để tẩm cho mũi tên và phi tiêu. Vì thế ở Java cây Sui được gọi là Xuy cũng có nghĩa là "độc" hoặc còn mang các biệt danh như "lính gác", "sứ giả".
Ở Trung Quốc, loài cây này được cho là cực kỳ nguy hiểm. Dân gian tương truyền rằng, nếu ai trúng độc cây Mũi Tên Độc này thì sẽ chết sau 7 bước leo lên dốc, 8 bước đi xuống dốc hoặc 9 bước đi trên đường bằng. Bởi chất độc của cây Sui có khả năng tấn công vào tim người trúng độc, nhanh chóng khiến tim ngừng đập, làm nhão người và tái xanh mặt mày, tắc thở và tử vong.
Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tiếp xúc quá gần với cây Sui. Nhựa cây Sui nếu bắn vào mắt sẽ gây mù mắt, tiếp xúc với các vết thương có thể ngấm vào máu gây tử vong khi không được chữa trị kịp thời.
Tuy có độc tố khủng khiếp nhưng hiện cây Sui đang được Y học ứng dụng vào bào chế một số loại thuốc trị sốt, trợ tim, huyết áp cao...v.v.
TPO - Chi Đoàn Trị sự - Kinh doanh - Phát hành (thuộc Đoàn Cơ sở Báo Tiền Phong) vừa tổ chức chương trình thăm, tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Tiên Hải (TP Phủ Lý, Hà Nam).
TPO - Trong trận tranh HCĐ vào chiều nay, Malaysia đã chứng tỏ họ là đội bóng vượt trội so với một Indonesia kiệt quệ. Nhưng Malaysia lại quá phung phí cơ hội. Do vậy, Mãnh hổ đành ngậm ngùi nhìn đối thủ đứng thứ 3 chung cuộc.
TPO - Mới đây, một vòng khói khổng lồ xuất hiện trên bầu trời Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến người dân địa phương hết sức hoang mang. Ảnh đăng tải trên mạng xã hội đã làm ‘bùng nổ’ một cuộc tranh luận, nhiều người cho rằng đó là UFO.
TPO - Vẻ đẹp huyền diệu của những ngôi sao thắp sáng bầu trời đêm lung linh đã được các nhiếp ảnh gia chụp lại từ khắp nơi trên thế giới. Cùng nhìn ngắm những bức ảnh đẹp nhất của cuộc thi chụp ảnh dải ngân hà Milky Way 2022.
TPO - Khi hoàng hôn buông xuống trên Đảo Phillip của Úc tuần trước, hàng nghìn con chim cánh cụt trắng và đen nhỏ bé đã tham gia vào cuộc "diễu hành chim cánh cụt" lớn nhất được thấy trên hòn đảo này với hơn 5.200 chú chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula nhỏ ) băng qua bãi biển trong một đêm.
TPO - Làng Kalachi thuộc huyện Esil, tỉnh Akmola của Kazakhstan. Rất nhiều người dân ở đây mắc một hội chứng buồn ngủ kỳ lạ khiến họ có thể đột ngột ngủ thiếp đi trong khi đang làm dở một việc gì đó và mỗi giấc ngủ có thời gian kéo dài cả ngày, thậm chí vài ngày hay một tuần.
TPO - Những vật thể kim loại kỳ lạ với kích thước lớn đã rơi xuống nhiều vùng của Ấn Độ trong 2 tháng gần đây, khiến người dân hoang mang đặt câu hỏi: liệu có phải điềm báo của vũ trụ?
TPO - Từ năm 1961 đến năm 1972, trong tổng số 14 sứ mệnh của chương trình Apollo, các nhà khoa học đã mang về mẫu đất của Mặt trăng và chúng được sử dụng để trồng cây xem chúng có phát triển được không.
TPO - Chuyên gia cho rằng khu vực đô thị ở TPHCM nhiều nơi có địa hình trũng thấp, hệ thống cống thoát nước xuống cấp cần phải có sự can thiệp của máy bơm để chống ngập, thành phố nên chuyển "siêu máy bơm" trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đi các điểm khác để chống ngập thay vì kết thúc hợp đồng trước hạn.
TPO - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, cơ quan này sẽ rà soát hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành KH&CN để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain thời gian tới.
TPO - Vào tháng 11 năm 1922, các nhà khảo cổ học người Anh đã làm nên lịch sử khi tìm thấy lăng mộ của Vua Tutankhamun (gọi tắt là Tut) ở Thung lũng các vị vua ở Ai Cập. Thành công này có được nhờ sự trợ giúp của nhiều công nhân Ai Cập lành nghề.