Lịch trình chuyến bay 'giải cứu' lao động tại Guinea Xích đạo sẽ ra sao?

TP - Chuyến bay “giải cứu” 219 lao động Việt Nam đang làm việc tại Guinea Xích đạo về nước (trong đó có hơn 100 người đang nhiễm virus SARS-CoV-2) dự kiến xuất phát ngày 3/8 tới. Chuyến bay có thể khởi hành từ Hà Nội, qua 2 sân bay ở nước bạn, sau đó về hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). 

Nguồn tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, dự kiến chuyến bay sẽ từ Việt Nam đi Guinea Xích đạo ngày 3/8. Hãng đang phối hợp với các bộ ngành thúc đẩy công việc, để bay sớm nhất có thể đón lao động về nước theo chỉ đạo của Thủ tướng. Được biết, đây là chuyến bay đặc biệt, chưa từng thực hiện tại Việt Nam. Đặc biệt bởi lẽ công tác chuẩn bị phức tạp, mất nhiều thời gian, do điểm đến xa, nước bạn còn khó khăn, khu vực vẫn có xung đột, có nhiều người lao động đã nhiễm virus SARS-CoV-2.

Vấn đề cản trở lớn nhất hiện nay là phương án nạp nhiên liệu tại sân bay nước bạn để bay về. Được biết, sân bay quốc tế Bata của Guinea Xích đạo gần chỗ ở của người lao động Việt Nam, nhưng sân bay này đang gặp khó khăn về tiếp nhiên liệu bay. Trong khi đó, sân bay tại Thủ đô Malabo của nước bạn đảm bảo được việc tiếp nhiên liệu lại nằm trên đảo, xa khu vực người lao động Việt Nam đang ở, việc đi lại không thuận tiện. 

Lịch trình chuyến bay 'giải cứu' lao động tại Guinea Xích đạo sẽ ra sao? ảnh 1 Dự kiến người lao động Việt Nam tại Guinea Xích đạo sẽ được đón về Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh minh họa

Vietnam Airlines đang phối hợp với nhà chức trách hàng không hai nước để xin phép bay sớm nhất có thể. Về cơ bản, theo nguồn tin, giấy phép bay sẽ không quá khó khăn. Đáng chú ý, do khó khăn về nhiên liệu bay, nên phương án đang được tính toán là xin cấp phép cho cả 2 đường bay tới 2 sân bay của nước bạn. Theo phương án này, máy bay sẽ bay thẳng từ Sân bay Nội Bài (Hà Nội) tới sân bay Bata, sau khi đón người lao động sẽ bay tới sân bay ở Thủ đô Malabo để tiếp nhiên liệu. Sau đó, máy bay cất cánh về nước và hạ cánh tại Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). Lịch trình chuyến bay sẽ đi/đến 4 sân bay tại 2 nước. Thời gian bay giữa 2 sân bay nước bạn khoảng 1 giờ, do đó tổng thời gian máy bay lưu lại nước bạn chỉ vài giờ, sau đó bay về nước ngay.

Vietnam Airlines cũng tính toán sẽ bay thẳng (thay vì 1 điểm dừng để tiếp nhiên liệu), với thời gian bay mỗi chiều khoảng 12-13 giờ. Hiện hãng này đang phối hợp với Bộ Ngoại giao xin cấp phép bay trên lịch trình dự kiến và các sân bay dự bị dọc đường bay Việt Nam - Guinea Xích đạo.

Về mặt chuẩn bị y tế, theo nguồn tin trên, máy bay sẽ không phải tháo ghế, vì các trang thiết bị y tế mang theo, như máy thở, bình ôxy cũng chỉ là loại nhỏ. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa cụ thể.  Vietnam Airlines đang đợi thông báo về trang thiết bị mang theo của Bộ Y tế, sau đó mới tính toán đưa ra phương án cuối cùng về kỹ thuật. 

Về nhân sự phi hành đoàn, hiện Vietnam Airlines cũng chưa chốt cụ thể số lượng, các tiêu chí lựa chọn nhân sự. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, sẽ ưu tiên lựa chọn các thành viên là nam giới, tự nguyện, ít vướng bận. Số lượng thành viên phi hành đoàn sẽ nhiều (chưa kể bác sĩ, y tá đi cùng), ngoài phi công, tiếp viên, sẽ có thêm kỹ thuật... Đảm bảo đủ số lượng người để luân phiên làm nhiệm vụ, vì đây là bay thẳng, đón người lao động xong sẽ quay đầu về nước ngay, không có thời gian nghỉ lại.

Do khó khăn về nhiên liệu bay, nên phương án đang được tính toán là xin cấp phép cho cả 2 đường bay tới 2 sân bay của nước bạn. Theo phương án này, máy bay sẽ bay thẳng từ Sân bay Nội Bài (Hà Nội) tới sân bay Bata, sau khi đón người lao động sẽ bay tới sân bay ở Thủ đô Malabo để tiếp nhiên liệu. Sau đó, máy bay cất cánh về nước và hạ cánh tại Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh).

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.