TPO - Theo Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, để thu hút lao động nước ngoài, Chính phủ Úc đã tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư lên 70.000 đô-la Úc, tương đương gần 1,1 tỷ đồng, thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.
TPO - Việt Nam có hơn 700.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài theo diện hợp đồng, trong đó có hơn 46.000 người bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước tới làm việc, nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong số lao động bỏ trốn này, nhiều người vi phạm pháp luật nước sở tại như trộm cắp, nấu rượu lậu...
TPO - Cùng với việc kiến nghị khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ LĐTB - XH có hình thức xử lý nghiêm đối với cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước giai đoạn 2012-2016.
TPO - Mặc dù chưa được cấp phép nhưng chủ đầu tư vẫn sử dụng hàng chục lao động Trung Quốc để xây dựng cây cầu đáy kính đồ sộ trong khu du lịch Thung lũng tình yêu (TP.Đà Lạt).
TP - Sau vụ 39 lao động (LÐ) Việt Nam tử vong khi nhập cư vào Anh mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực đảm bảo di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng.
TP - Lương thấp, việc làm không ổn định như cam kết trong hợp đồng, nhiều lao động Việt đã phải bỏ trốn ra ngoài khi đi xuất khẩu lao động. Tình trạng này khiến số lượng lao động “chui” của Việt Nam luôn ở mức cao, đánh mất nhiều cơ hội lớn trong hợp tác với các nước đối tác.
TP - Biết rõ rủi ro khi vượt biên tìm kiếm việc làm, thế nhưng hàng chục ngàn người dân ở Lạng Sơn và các tỉnh vẫn liều mình sang Trung Quốc. Nhiều trường hợp gặp nạn thương tâm xảy ra, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa.
Hôm nay tiếp tục là một ngày dài với người dân tại các làng quê Nghệ An, nơi có người thân mất liên lạc khi sang Anh khi chưa có thêm bất kỳ thông tin mới gì.
TPO - Thiếu Tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh nhấn mạnh, việc đi nước ngoài “chui” sẽ mất hết quyền công dân, không được ra ngoài xã hội, chủ yếu làm trong các công xưởng, đặc biệt khó có điều kiện quay trở lại Việt Nam.
TP - Sau khi Tiền Phong đăng loạt bài “Tập đoàn xuất khẩu lao động ma”, nhóm PV Tiền Phong tiếp tục tiếp cận thêm nhiều công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) không phép tuyển lao động và thu tiền của lao động sai quy định.
TP - Thời gian gần đây, các công ty tư vấn du học “mọc như nấm sau mưa”. Tuy mang danh du học, nhưng thực chất nhiều công ty đều dùng chiêu lách luật, đưa người trẻ sang lao động ở nước ngoài. Với những quảng cáo vừa học, vừa làm vẫn kiếm được thu nhập từ 36-60 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ đã sập bẫy vì thực tế không như “mơ”, khi về nước mang một gánh nợ lớn.
TP - Dù biết không được pháp luật bảo vệ, mất hết quyền lợi, nhiều lao động Việt vẫn tìm đủ cách để sang Đài Loan (Trung Quốc) làm việc với hy vọng có thu nhập cao, đổi đời. Nhưng cuối cùng, tiền mất tật mang. Có người phải bỏ mạng nơi đất khách khi tuổi đời còn rất trẻ.
TP - Dịp cuối năm, nhất tháng “củ mật” áp tết ở tỉnh biên giới Lạng Sơn trở nên sôi động khác thường. Các hoạt động giao thương buôn bán, qua lại thăm thân, làm ăn, buôn lậu qua biên giới Việt- Trung gia tăng, kéo theo những hệ lụy khó lường; nhiều người phải trả giá đắt, thậm chí cả mạng sống.
TPO - Ngày 12/8, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thành Công (SN 1987), ở Tam Quy 2, xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) về hành vi tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài trái phép.
TP - Bộ tư pháp Hàn Quốc vừa thông báo, những người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại nước này nếu tự nguyện đăng ký về nước từ 1/4 đến 30/9/2016 sẽ nhận nhiều chính sách miễn trừ.
TP - Phòng Thanh tra, Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Cty CP Xây dựng, Dịch vụ và Hợp tác lao động (Oleco).
TP - Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở?LĐ-TB&XH tỉnh TT-Huế,?cho biết như vậy với phóng viên sau khi Tiền Phong phanh phui vụ hàng loạt người lao động nông thôn nghe theo lời “cò” sang Nga làm nghề may mặc, bị bóc lột sức lực, buộc người nhà phải gửi tiền sang “chuộc thân” (Tiền Phong ngày 5/8).
TP - Nhiều thanh niên nông thôn tại TT-Huế đã nghe theo lời cò lao động đi chui sang Nga làm nghề may mặc, rồi bị bóc lột sức lực, lâm cảnh trắng tay, mắc kẹt nơi xứ người. Để cứu họ, người thân ở quê nhà phải vay mượn, xoay xở kiếm đủ hàng chục triệu đồng mong “chuộc thân” về.
TP - Có mối liên quan gì giữa hai câu chuyện: Một số lao động Việt Nam sang Nga làm việc phải trả tiền “chuộc thân” mới được về nước và vụ vỡ nợ mới đây ở Lạng Sơn (vỡ tín dụng “đen” nói chung)?
TP - Hơn 31.000 người nước ngoài đang lao động chui tại Việt Nam, một phần do chế tài nhẹ; cần sớm xây dựng Luật Việc làm, theo các quan chức Bộ LĐ-TB&XH.