Làm giàu từ nấm

Làm giàu từ nấm
TP - Sau hơn 1 năm đưa vào triển khai, mô hình trồng nấm rơm tại các hộ gia đình huyện Đại Lộc – Quảng Nam đã mang lại những tín hiệu tích cực.

Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước

Làm giàu từ nấm

TP - Sau hơn 1 năm đưa vào triển khai, mô hình trồng nấm rơm tại các hộ gia đình huyện Đại Lộc – Quảng Nam đã mang lại những tín hiệu tích cực.

Một mô hình trồng nấm rơm thành công của người dân huyện Đại Lộc
Một mô hình trồng nấm rơm thành công của người dân huyện Đại Lộc.

Thống kê sơ bộ của Hội người làm nấm huyện Đại Lộc, năm 2010, trung bình mỗi hộ trồng nấm rơm ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc lãi khoảng 15 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Anh Quang Sáng, một hộ trồng nấm rơm cho biết, bình quân 100m2 trồng nấm rơm, mỗi lứa người trồng nấm rơm thu hái được khoảng 45 - 50kg nấm tươi; bình quân mỗi ký nấm giá 45.000 – 50.000 đồng, trừ các khoản công cán, chi phí, nguyên liệu, mỗi tháng vợ chồng ông lãi 4 - 5 triệu đồng. Từ đó, nhiều mô hình trồng nấm rớm mới được ra đời nâng cao sản lượng, chất lượng lên.

Ông Trương Văn Sáu, Chủ tịch Hội người làm nấm huyện Đại Lộc cho biết, với diện tích 200 m2 mỗi lứa ông thu về cả tạ nấm, trừ chi phí, ông thu khoảng 7 - 8 triệu đồng. Đến kỳ thu hoạch, ông thu hái rồi đưa nấm đến chợ đầu mối tại Đà Nẵng để cân sỉ cho chủ buôn. Có khi khan hàng, chỉ cần gọi điện thoại, các chủ buôn sẽ đến tận nhà để thu mua.

Trao đổi với PV, ông Sáu chia sẻ nguyện vọng của của người trồng nấm huyện Đại Lộc làm sao cho sản phẩm do tự tay họ làm ra đến được các thị trường lớn như Hà Nội, TP HCM hay xuất khẩu nước ngoài. “Trên địa bàn huyện vẫn chưa có cơ sở chế biến, sản xuất nấm khô tại chỗ để có thể thu mua lượng sản phẩm lớn và bảo quản, chế biến thành phẩm đưa ra thị trường”, ông Sáu cho biết.

Bên cạnh yếu tố thị trường, ngoài khâu kỹ thuật, nếu thời tiết nắng quá thì nấm cũng khó đạt năng suất, phải làm giàn che; lạnh quá phải bỏ than ủ ấm cho nấm, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý ở khoảng 25 - 320C... Trong đó, nguồn giống đóng vai trò quan trọng. Thay vì chất rơm thành đống, bà con ủ nấm trong những ụ rơm nhỏ để trong trại hoặc trên giàn. Những mô hình này ít tốn nguyên liệu, năng suất cao hơn, lại dễ chăm sóc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước đây việc mua giống khó khăn vì phải chuyển từ nơi khác về, nay, một số hộ trồng nấm ở Đại Lộc đã tạo ra được nguồn giống cung cấp cho bà con. Anh Ngô Hiền, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn giống triển khai trên diện tích 1.000m2 để làm meo nấm. Trung bình mỗi tháng cơ sở của anh Hiền đưa ra thị trường khoảng 10.000 – 15.000 bịch meo, với giá thành 1.700 đồng/bịch, phần nào giải quyết sự thiếu hụt về nguồn giống, đồng thời đảm bảo mùa lạnh vẫn dồi dào nấm rơm chứ không như trước. Toàn huyện Đại Lộc có khoảng 50 hộ sản xuất nấm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG