Lại nóng thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi

Thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi tại khách sạn lại trở nên nóng. Ảnh: Nhật Minh.
Thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi tại khách sạn lại trở nên nóng. Ảnh: Nhật Minh.
TP - Một năm sau vụ tranh cãi nảy lửa về chuyện thu phí tác quyền qua tivi ở phòng khách sạn, đại diện Cục Bản quyền tác giả cho rằng, hoàn toàn có thể nhờ công nghệ để tính toán tác quyền âm nhạc.

Chia sẻ bên lề Hội nghị-tập huấn Triển khai thực hiện Nghị định 22/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả nhắc lại một lần nữa khúc mắc về thu phí tác quyền âm nhạc qua ti vi tại khách sạn là “quan hệ dân sự”.

Các khách sạn ở Đà Nẵng phản đối thu phí tác quyền âm nhạc qua ti vi bởi không đạt được thỏa thuận về mức phí do Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đề xuất. Hơn nữa sự phân chia tác quyền của VCPMC được cho là chưa đủ công khai, minh bạch.

“Về nguyên lý chúng ta hoàn toàn có thể dùng phần mềm xác định chi tiết một ngày có bao nhiêu tác phẩm trên tivi do ca sĩ nào thể hiện, phát giờ nào, tác phẩm thuộc băng đĩa do ai phát hành, thời lượng trình chiếu”, ông Hùng nói.

 Ông cho biết một số doanh nghiệp phát triển phần mềm đo đếm danh mục sử dụng, các tập thể đại diện tác quyền muốn đạt thỏa thuận và thu tiền nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp này, không có chuyện đùng đùng đến đòi thu.

Cần có lộ trình

Trả lời câu hỏi khi nào VCPMC có thể tái khởi động thu phí, lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả nói rằng, việc thu phí đó cần lộ trình, trung tâm chủ động xây dựng chương trình và thỏa thuận với bên khai thác. Xung quanh mức phí 25 nghìn đồng/tivi có hợp lí hay không, ông Bùi Nguyên Hùng cho biết, khó tính chi li mức sử dụng, điều quan trọng là hai bên cần đạt được thỏa thuận. Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia thu phí tác quyền âm nhạc đều theo lộ trình từ nhạc sống, nhạc phát trên loa ở không gian công cộng rồi mới đến âm nhạc qua tivi ở khách sạn. Việt Nam hiện nay có thuận lợi nhờ các phần mềm đo đếm, bóc tách các tác phẩm để tính phí tác quyền cho tác giả, nghệ sĩ biểu diễn và nhà sản xuất.

Liên quan tới lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nghị định 22 có hiệu lực từ 10/4 thay thế nghị định trước đó gồm 6 chương và 51 điều, cơ bản giữ nguyên các quy định tuy nhiên có chỉnh sửa phù hợp với luật pháp chuyên ngành. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch Phạm Cao Thái nói rằng, đây là cơ sở để xây dựng văn bản liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.

Ông Thái cũng nêu những bất cập liên quan bản quyền trong quá trình kiểm tra, xử phạt vi phạm xung quanh chuyện xin giấy phép biểu diễn ở một nơi nhưng diễn một nẻo, khúc mắc chi trả tác quyền karaoke cho các chủ sở hữu hay xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm máy tính.

Lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả nói rằng việc thu phí cần lộ trình, trung tâm chủ động xây dựng chương trình và thỏa thuận với bên khai thác. Xung quanh mức phí 25 nghìn đồng/tivi có hợp lí hay không, ông Bùi Nguyên Hùng cho rằng khó tính chi li mức sử dụng, điều quan trọng là hai bên cần đạt được thỏa thuận.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.