Kì diệu quá trình nuôi trẻ sinh non nặng 6 lạng, mắc bệnh hiểm nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 11/7 Bệnh viện Phụ sản Trung ương công bố nuôi dưỡng thành công trẻ sinh cực non (25 tuần tuổi thai) chỉ nặng 6 lạng.

Bé Nguyễn Trần Bình Kh. sinh ngày 18/2/2023. Sau sinh non trẻ bị suy dinh dưỡng, non bóng, suy hô hấp, thở nấc, phản xạ rất chậm. Bệnh nhi phải đặt nội khí quản, thở máy, bơm surfactant. Khi trẻ chào đời chỉ bé như chai lavie nên việc lấy trẻ ra khỏi bụng mẹ rất khó.

TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh cho biết, giai đoạn đầu trẻ được chăm sóc và điều trị tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh. Trẻ được hồi sức tốt sơ sinh ngay từ phòng đẻ, chống suy hô hấp, thở máy, bơm surfactant, lồng ấp, giữ ấm, ẩm cách li môi trường, điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần sớm giờ đầu, chiến lược ăn sữa mẹ sớm tăng dần từng ngày. Sau 2 tuần trẻ tăng hơn 600gam.

Kì diệu quá trình nuôi trẻ sinh non nặng 6 lạng, mắc bệnh hiểm nghèo ảnh 1

Sau đó trẻ được chẩn đoán viêm ruột hoại tử - sốc nhiễm trùng nhiễm độc trên trẻ sinh cực non, cực nhẹ cân. Bệnh nhi được điều trị thở máy cao tần, nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần, kháng sinh.

Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã hội chẩn với Bệnh viện Việt Đức thường xuyên vì trẻ không rõ tắc ruột nhưng có đám viêm ruột cứng chắc và em bé có phản ứng thành bụng.

Tiếp đó các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hẹp sau viêm ruột hoại tử, chưa loại trừ vô hạch thần kinh toàn bộ đại tràng. Sau điều trị viêm ruột hoại tử trẻ không ăn tăng được, vẫn phải nuôi dưỡng tĩnh mạch, khi ăn qua đường tiêu hoá ậm ạch, khó tiêu, bụng chướng, quai ruột nổi.

Kì diệu quá trình nuôi trẻ sinh non nặng 6 lạng, mắc bệnh hiểm nghèo ảnh 2

Tiếp tục hội chẩn với Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ quyết định nuôi trẻ qua đường tiêu hoá 1 phần, nuôi dưỡng tĩnh mạch một phần, sử dụng sữa thuỷ phân hoàn toàn, kiểm soát dinh dưỡng, điều trị viêm phổi bệnh viện.

Sau đó bệnh nhi được PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, trưởng khoa Phẫu thuật Nhi (Bệnh viện Việt Đức) mổ cắt đoạn hẹp và nối lại 1 thì tại Bệnh viện Việt Đức. Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi (Bệnh viện Việt Đức) cho biết việc gây mê cho trẻ sinh non nhẹ cân rất khó vì tĩnh mạch quá bé.

Trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng tiếp tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Hiện tại sau 143 ngày điều trị trẻ nặng 2,2kg, ăn tốt, bú được mẹ, đã biết mỉm cười tự phát và đòi mẹ bế.

MỚI - NÓNG