Khó tránh nguy cơ vỡ quy hoạch và thiếu điện

Khó tránh nguy cơ vỡ quy hoạch và thiếu điện
Muốn đạt mục tiêu quy hoạch điện thì nguồn vốn phải lớn, mà vốn đang thiếu nghiêm trọng, trong khi giá điện thấp, không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra và thiếu điện là điều khó tránh khỏi.

Khó tránh nguy cơ vỡ quy hoạch và thiếu điện

> Quy hoạch điện lực đến 2020: Tăng yếu tố thị trường

Muốn đạt mục tiêu quy hoạch điện thì nguồn vốn phải lớn, mà vốn đang thiếu nghiêm trọng, trong khi giá điện thấp, không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra và thiếu điện là điều khó tránh khỏi.

Tính bình quân, mỗi năm phải đưa vào 5.000 MW, là điều rất khó thực hiện
Tính bình quân, mỗi năm phải đưa vào 5.000 MW, là điều rất khó thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030, (gọi tắt là Tổng sơ đồ điện 7). Theo đó, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt tổng công suất nguồn phát khoảng 75.000 MW và đến năm 2030 khoảng 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.

Tổng số vốn đầu tư cho ngành điện đến năm 2020 là 48,8 tỷ USD và đến 2030 là 123,8 tỷ USD. Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, khó có thể đạt mục tiêu như Tổng sơ đồ điện 7 đặt ra.

Phóng viên đã trao đổi với ông Trần Viết Ngãi xung quanh câu chuyện này.

- Ông có nhận xét gì về mục tiêu đặt ra trong Tổng sơ đồ điện 7?

Ông Trần Viết Ngãi: Tổng sơ đồ điện 7 đặt mục tiêu về công suất nguồn đạt 75.000 MW vào 2020, theo tôi, cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu về điện cho tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, khoảng 6%/ năm. Nếu kinh tế tăng trưởng ở mức cao hơn, từ 7- 8%/năm trở lên và đời sống nhân dân tăng thì đáp ứng không đủ và nông thôn sẽ gặp khó khăn về điện.

- Hiện nay tổng công suất nguồn điện cả nước mới có 25.000 MW, trong khi đó 10 năm nữa phải có thêm 50.000 MW, liệu có thực hiện được?

Năm 2011, tổng công suất điện của cả nước là 25.000 MW, tương đương với 150 tỷ kwh. Đến năm 2020, chúng ta đưa tổng công suất lên 75.000 MW là gấp 3 lần hiện nay.

Từ trước đến nay, Việt Nam mới có được tất cả 25.000 MW, trong khi 10 năm tới phải đưa công suất lên thêm 50.000 MW nữa, tính bình quân, mỗi năm phải đưa vào 5.000 MW, là điều rất khó thực hiện.

Khi thực hiện Tổng sơ đồ điện 6 chưa bao giờ chúng ta đáp ứng được nhu cầu phát triển hàng năm khoảng 3.780MW. Tình trạng thiếu điện cứ kéo dài chính là như vậy; cho đến giai đoạn này, nhu cầu tăng lên 5.000MW, thách thức đó là rất lớn.

Nhiệt điện khó phát triển nếu thiếu than - đây đang là vấn đề nan giải
Nhiệt điện khó phát triển nếu thiếu than - đây đang là vấn đề nan giải.

- Theo Tổng sơ đồ điện 7 thì nhiệt điện than ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, việc phát triển mạnh nhiệt điện than trong thời gian tới có khó khăn gì không?

- Theo Tổng sơ đồ điện 7, đến 2020, nhiệt điện than sẽ chiếm tới 48% trong tổng công suất, với sản lượng là 256 tỷ Kwh, như vậy sẽ cần lượng than là 67,3 triệu tấn và đến 2030, nhiệt điện than khoảng 76.000 MW, chiếm 51,6%. Với sản lượng 390 tỷ Kwh, sẽ cần 171 triệu tấn than.

Nguồn than cung cấp cho nhiệt điện là một vấn đề nan giải. Từ 2015 Việt Nam phải nhập khẩu than, nhưng đến nay nguồn cung chưa được đảm bảo. Trên thế giới các nước có trữ lượng than lớn là CHLB Nga, Ấn Độ, Indonesia, Australia. Nga và Ấn Độ không xuất khẩu than, chỉ còn có Australia và Indonesia có xuất khẩu, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả lời sẽ đảm bảo cho Việt Nam được bao nhiêu và trong thời gian bao lâu.

Khai thác trong nước với bể than Đồng bằng sông Hồng có thể thực hiện được tại một số tỉnh như Hà Nam, Thái Bình. Tại Quảng Ninh, trữ lượng than còn khoảng 1 tỷ tấn nữa, có thể mở 20 mỏ mới với sản lượng 2,5 - 3 triệu tấn/năm.

Nhưng vấn đề quan trọng là nguồn vốn. Dù nhập khẩu hay mở mỏ tại Việt Nam thì cũng cần vốn lớn. Chẳng hạn, muốn mở mỏ tại Quảng Ninh, thì chi phí mỗi mỏ cũng vào khoảng 300 triệu USD và 20 mỏ sẽ tốn 6 tỷ USD. Đây là những nguồn vốn lớn mà ngành than không thể nào cáng đáng nổi, cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ để vay vốn quốc tế. Không đủ vốn, sẽ không có than và như vậy sẽ khó hoàn thành mục tiêu về nhiệt điện than đúng tiến độ.

- Từ trước đến nay, các Tổng sơ đồ điện đều không hoàn thành mục tiêu đặt ra. Theo ý kiến của ông, Tổng sơ đồ điện 7 có thể thực hiện được các mục như kỳ vọng không?

- Vấn đề lớn nhất hiện nay phát triển điện là đầu tư không bài bản, từ quy hoạch đến lập luận chứng, thiết kế, tổng dự toán tổ chức đấu thầu, làm kém và chậm; thiếu vốn nghiêm trọng; trình độ quản lý dự án kém và điều hành của cấp trên không quyết liệt. Vì vậy, tổng sơ đồ nào cũng không hoàn thành và đến Tổng sơ đồ 7, những vấn đề này cũng đang là thách thức không hề nhỏ.

Không giải quyết được những vấn đề nêu trên thì Tổng sơ đồ điện 7 khó có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra đúng thời gian quy định.

- Nếu sơ đồ điện 7 không thực hiện hoàn thành thì nguy cơ về thiếu điện là khó tránh khỏi?

- Muốn đạt mục tiêu thì nguồn vốn phải lớn mà vốn đang thiếu nghiêm trọng, trong khi giá điện thấp, không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài - vì vậy, nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra và thiếu điện là điều khó tránh khỏi.

- Xin cảm ơn ông.

Theo Trần Thủy
Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
TPO - Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt 11,2%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.