Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh
TPO - Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, quần áo phải tươm tất… trở nên xa xỉ đối với người cán bộ ở Bình Dương vào lúc này. Thay vào đó là những bữa cơm vội vàng, người ướt đẫm mồ hôi để vừa nghĩ cách đối phó với dịch bệnh vừa giúp dân vượt qua khó khăn.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh khiến nhiều nơi không kịp trở tay. Chỉ trong đợt dịch lần thứ tư này, tỉnh Bình Dương đã ghi nhận đến 1.305 ca mắc COVID-19 đẩy hàng chục doanh nghiệp rơi vào tình thế khốn khó, người dân hoang mang, lo lắng.

Dịch bệnh khiến hơn 100 điểm ở Bình Dương buộc phải phong tỏa, hàng loạt chợ tạm, cả chợ đầu mới cũng tạm ngưng. Thế nên, hơn lúc nào hết, người dân địa phương chỉ còn cách trông chờ vào sự giúp đỡ của những “đầy tớ” thủy chung, đó là người cán bộ.

Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 1

Cán bộ người ướt đẫm mồ hôi chuẩn bị thực phẩm hỗ trợ người dân

Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 2

Suốt nhiều ngày liền, cán bộ tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương thức đêm vận chuyển hàng cứu trợ người dân khu vực phong tỏa

Thế nên, hình ảnh người cán bộ với trang phục chỉnh chu, bỗng chốc trở thành “ô sin” đúng nghĩa. Khắp nơi ở Bình Dương, đi đến đâu cũng thấy áo người cán bộ ướt đẫm mồ hôi vì họ là những ‘tay bốc vác’ hàng hóa cứu trợ cho dân như không biết mệt.

“Đây là lúc người dân cần sự giúp đỡ và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi chỉ mong được người dân ủng hộ, chấp hành tốt quy định chung để sớm đẩy lùi dịch bệnh”, bà Nguyễn Thu Cúc – Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một bày tỏ.

Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 3

Cán bộ trở thành "công nhân bốc vác"

Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 4
Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 5

Từng phần quà được chuyển đến khu vực phong tỏa

Trong khi đó, anh Nguyễn Đình Khánh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn, cán bộ trong đơn vị dồn hết tâm lực hỗ trợ người dân, nhất là công nhân lao động. “Cơm quên ăn, ngủ không tròn giấc, người ướt đẫm mồ hôi… trở nên quen thuộc đối với chúng tôi mỗi ngày. Thế nhưng, chẳng ai than thở cả, bởi đơn gian đó là sự san sẻ yêu thương từ trong lòng mỗi người”, anh Khánh nói.

Khó khăn để vận động hàng cứu trợ nhưng khi “thuyền cập bến”, không ai khác người cán bộ lại phải chuẩn bị từng phần mang phát cho người dân. “Nhiều cán bộ có con nhỏ, điều kiện khó khăn nhưng vẫn xung phong đi hỗ trợ người dân. Nhiều người còn bỏ tiền túi ra để mua đủ số quà phát cho người dân, thật sự rất xúc động”, chị Phạm Nguyễn Phương Thà – Bí thư Thành đoàn Thuận An chia sẻ.

Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 6
Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 7

Cán bộ công an toát mồ hôi hỗ trợ người dân

Bà Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, đã ký quyết định thành lập đội hỗ trợ các doanh nghiệp có dịch và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Đội gồm 20 cán bộ chuyên trách phục vụ hết mình cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Theo báo cáo sơ bộ của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tính đến thời điểm hiện tại đã hỗ trợ người lao động, lực lượng tuyến đầu phòng dịch và các điểm phong tỏa số tiền hàng tỷ đồng. Ngoài ra, có hàng chục tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm được chuyển đến hỗ trợ người dân khu vực phong tỏa.

"Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực phong tỏa. Cơm hộp mang đến, họ ăn tạm rất nhanh rồi lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Hình ảnh người cán bộ trở nên gần gủi, thân thương đến mức bình dị", bà Nguyễn Thị Lan (ngụ phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một) chia sẻ.

Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 8
Khi cán bộ hóa ‘ô sin’ thời dịch bệnh ảnh 9

Sau khi chuẩn bị các phần thực phẩm, họ mang đến trao tận tay mỗi người dân

Trong khi đó, anh Trần Văn Nên (ngụ phường An Phú, TP Thuận An) cho biết thêm, những ngày qua địa phương ghi nhận các ca mắc COVID-19 khiến nhiều nơi bị phong tỏa. Người dân trong khu vực được tiếp tế thực phẩm đầy đủ. "Khi các chợ tự phát tạm ngưng, chợ truyền thống đông người, lực lượng chức năng rất vất vả điều tiết cả ngày lẫn đêm", anh Nên nói.

MỚI - NÓNG