Khai quật được loài 'ăn thịt sống' cách đây 160 triệu năm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã khai quật được hai hóa thạch cá mút đá 160 triệu năm tuổi được bảo tồn nguyên vẹn - bao gồm cả hóa thạch lớn nhất được tìm thấy cho đến nay. Hóa thạch này đã làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa ít người biết đến của loài ăn thịt sống này.
Khai quật được loài 'ăn thịt sống' cách đây 160 triệu năm ảnh 1

Những con cá mút đá kỷ Jura có "cấu trúc cắn" mạnh nhất trong số các loài cá mút đá hóa thạch đã biết và cho thấy thói quen ăn thịt của tổ tiên chúng. (Ảnh: Heming Zhang)

Cá mút đá là một trong hai nhóm động vật có xương sống xuất hiện lần đầu tiên trong hồ sơ hóa thạch khoảng 360 triệu năm trước, trong kỷ Devon (419,2 triệu đến 358,9 triệu năm trước). Những loài cá cổ đại này, bao gồm 31 loài còn sống đến ngày nay, thường có miệng đầy răng mà chúng dùng bám vào con mồi để hút máu và các chất dịch cơ thể khác.

Các hóa thạch mới được mô tả có niên đại từ kỷ Jura (201,3 triệu đến 145 triệu năm trước) và thu hẹp khoảng cách giữa những khám phá hóa thạch ban đầu và dòng dõi còn tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã khai quật các mẫu vật từ một lớp hóa thạch ở phía đông bắc Trung Quốc và đặt tên chúng là Yanliaomyzon occisor và Y. Ingensdentes, có nghĩa là "kẻ giết người" trong tiếng Latin và "răng lớn" trong tiếng Hy Lạp.

Theo nghiên cứu, Y. occisor, hóa thạch lớn hơn trong số hai hóa thạch mới được tìm thấy, dài 64,2 cm và là hóa thạch cá mút đá lớn nhất từng được tìm thấy. Tuy nhiên, các loài cá mút đá còn sống có thể lớn hơn thế này nhiều; cá mút đá biển (Petromyzon marinus) dài tới 120 cm, và cá mút đá Thái Bình Dương (Entosphenus tridentatus) dài 85 cm. Trong khi, những con cá mút đá sớm nhất chỉ dài vài cm.

Theo nghiên cứu, các hóa thạch mới được mô tả cho thấy miệng có nhiều răng, cho thấy cá mút đá đã săn các loài động vật khác ít nhất 160 triệu năm trước.

Các tác giả viết: Phần miệng của Y. occisor và Y. ingensdentes cũng có nét tương đồng đáng kinh ngạc với phần miệng của cá mút đá có túi còn tồn tại (Geotria australis), chỉ ra thói quen ăn thịt của tổ tiên cá mút đá hiện đại. Họ cho biết thêm, lối sống săn mồi này có thể đã khiến kích thước cơ thể của cá mút đá tăng lên vào kỷ Jura.

Theo nghiên cứu, cá mút đá cũng trải qua những thay đổi lớn trong lịch sử cuộc sống của chúng giữa kỷ Devon và kỷ Jura. Đặc biệt, kích thước lớn của Y. occisor tương tự như các loài tiếp theo đã phát triển vòng đời ba giai đoạn - bao gồm giai đoạn ấu trùng, biến thái và trưởng thành - cho thấy nó cũng có thể di cư lên sông để sinh sản.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG