Hơn 2 nghìn bị cáo xâm hại trẻ em được đưa ra xét xử

0:00 / 0:00
0:00
Trong 9 tháng của năm 2022, đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Đó là thông tin được Thứ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về trẻ em trong năm 2022 vừa diễn ra.

Xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, tình hình xâm hại trẻ em trong năm 2022 vẫn diễn biến phức tạp; việc chủ động phòng ngừa xâm hại trẻ em chuyển biến còn chậm; việc tổ chức phiên tòa xét xử các vụ án xâm hại trẻ em còn gặp nhiều khó khăn; công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh còn chưa chủ động, kịp thời…

Trong 9 tháng của năm 2022, Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.934 vụ với 2.146 bị cáo phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi theo thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử 1.909 vụ với 2.116 bị cáo.

Đại diện Bộ Công an cho biết, đã phối hợp với công an các địa phương tham mưu đảng ủy, chính quyền địa phương ban hành chủ trương, chính sách về phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi. Bộ Công an cũng ban hành triển khai xây dựng bộ công cụ để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua phần mềm “Người trợ lý ảo;” nâng cao năng lực cán bộ điều tra về vụ án xâm hại trẻ em; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư…

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hà, năm 2022, các bộ ngành, tổ chức chủ động tham mưu, phối hợp liên ngành trong hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan và thực hiện quyền trẻ em; tăng cường rà soát, bổ sung, xây dựng, tham gia ký kết và triển khai các quy chế, kế hoạch phối hợp liên ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ.

Các vấn đề nổi cộm, phát sinh, dư luận xã hội quan tâm được tích cực phối hợp, trao đổi, chia sẻ đảm bảo quyền của trẻ em, nhất là các vụ việc xâm hại trẻ em. Chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19; chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt tai nạn đuối nước...

Trong 10 tháng của năm 2022, Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 399.500 cuộc gọi, 8.900 lượt thông báo qua ứng dụng, thực hiện 24.700 cuộc gọi tư vấn, 1.400 ca hỗ trợ can thiệp.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã nêu rõ các khó khăn, thách thức về cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em thuộc vùng sâu, vùng xa, trẻ em miền núi; thuận lợi và khó khăn trong công tác tham vấn, tâm lý học đường góp phần chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; triển khai thực hiện Công điện 398/CĐ-TTg ngày 2/5/2022 của Thủ tướng về tăng cường phòng, chống đuối nước trẻ em.

Hơn 2 nghìn bị cáo xâm hại trẻ em được đưa ra xét xử ảnh 1

Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em

Năm 2023, Ủy ban Quốc gia về trẻ em tập trung một số nhiệm vụ chính như: Tăng cường phối hợp liên ngành trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến công tác trẻ em và thực hiện quyền trẻ em; phát triển nguồn lực thực hiện quyền trẻ em; triển khai can thiệp đa ngành, đa lĩnh vực; tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động truyền thông; tăng cường triển khai kiểm tra, thanh tra liên ngành; tiếp tục nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em...

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề nghị các bộ, ngành, tổ chức tiếp tục kiện toàn; nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu với Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại cơ sở…

Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền cần tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh để người dân và xã hội nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hành vi xâm hại trẻ em; thông tin kết quả giải quyết vụ việc vi phạm quyền trẻ em đến từng đối tượng, gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại; phòng ngừa tai nạn đuối nước trẻ em; chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em giai đoạn đầu đời; chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em; chăm sóc trẻ em mồ côi do dịch COVID-19; các chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó chú trọng địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất…

MỚI - NÓNG
Hệ thống giao dịch mới 'lỡ hẹn' tác động sao tới chứng khoán?
Hệ thống giao dịch mới 'lỡ hẹn' tác động sao tới chứng khoán?
TPO - Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư tiếp tục thận trọng sau kỳ nghỉ lễ. Không còn kỳ vọng giao dịch bùng nổ từ việc vận hành hệ thống mới, thực tế KRX thêm lần lỡ hẹn gây thất vọng với thị trường. Trong khi đó, nhóm ngành điện, bất động sản khu công nghiệp bất ngờ giao dịch tích cực.
Bản tin Hình sự: Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ
Bản tin Hình sự: Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ
TPO - TIN NÓNG ngày 2/5: Kẻ cướp giật vé số bị người dân tóm gọn vì nhặt chiếc dép đánh rơi; Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài sản của nhiều cựu quan chức tỉnh Bình Thuận; Thêm ba người tung tin giả 'Đà Lạt có biến' bị công an mời lên làm việc; Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ...