TPO - Hướng tới Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ II, năm 2024, T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức lấy ý kiến trẻ em về chủ đề của phiên họp.
TP - Vừa làm giáo viên, vừa đảm nhận công tác Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường vùng sâu thuộc tỉnh Đắk Nông, cô giáo Dương Thị Thanh Thủy đã có nhiều việc làm ý nghĩa giúp học trò nghèo.
TPO - Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần đầu tiên được tổ chức với phiên trọng thể tại Tòa nhà Quốc hội (Hà Nội) sẽ có 263 đại biểu thiếu nhi tham dự và bàn về những vấn đề 'nóng' của thiếu nhi như bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em.
TPO - Hè này, thanh thiếu nhi trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An được các anh chị đoàn viên, thanh niên tổ chức “Tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em”, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ tại gia đình, trường học và cộng đồng.
TPO - Việc nhiều cha mẹ thường xuyên khoe con trên mạng xã hội, đặc biệt các loại chứng nhận, bằng khen về thành tích học tập vô tình làm lộ thông tin cá nhân của các em. Trong các thông tin này có đầy đủ họ tên, lớp, tuổi, hiệu trưởng trường… nên đối tượng lừa đảo sử dụng để lừa bố mẹ, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
TP - Với phương châm “Xây dựng Đội là xây dựng Đoàn trước một bước”, nhiệm kỳ 2017 - 2022, các cấp bộ Đoàn đã tập trung triển khai công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng đạt kết quả toàn diện, để lại nhiều dấu ấn cảm xúc.
Đuối nước ở trẻ em là một vấn đề y tế công cộng quan trọng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Dù tỷ lệ trẻ tử vong do đuối nước có xu hướng giảm, nhưng vẫn cao so với thế giới.
Trong 9 tháng của năm 2022, đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Đó là thông tin được Thứ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về trẻ em trong năm 2022 vừa diễn ra.
TP - Theo các chuyên gia, các cơ quan chức năng, có rất nhiều cách để phòng tránh trẻ bị xâm hại, nhưng cách hiệu quả là cha mẹ xây dựng được mối quan hệ đồng hành với trẻ, để trẻ tin cậy và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.
TPO - Sau vụ việc một cháu nhỏ hơn 3 tuổi ở Hà Nam bị hàng xóm hành hung rồi cho vào tủ cấp đông dẫn tới sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sáng 17/8, Bộ LĐ-TB&XH đã có công điện đề nghị lãnh đạo các địa phương tăng cường biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý nghiêm và kịp thời các cá nhân, tổ chức xâm hại trẻ em.
TPO - Ngày 31/5, Sở LĐ – TBXH phối hợp cùng UBND TX. Ba Đồn (Quảng Bình) tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” tại tỉnh Quảng Bình.
TPO - Theo Cục trưởng Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam, mỗi khi có vụ việc liên quan tới xâm hại trẻ em, mọi người đều nói có tới 17 cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ trẻ em sao nhưng mỗi cơ quan, tổ chức đều có trách nhiệm của mình nên mới có cảnh “công tranh, còn tội thì tránh”. Việc trẻ em đang hàng ngày đối mặt nhiều nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng là điều đáng lo hiện nay.
TPO - Việc mạng xã hội chia sẻ hình ảnh các em nhỏ tại Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên thành Thiền am bên bờ vũ trụ) là vi phạm đời tư các em, ảnh hưởng tới tương lai các em sau này, nên Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đề nghị cơ quan chức năng xử lý, gỡ bỏ các hình ảnh này.
TPO - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, các cuộc gọi liên quan đến những vụ bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em có xu hướng gia tăng, đặc biệt các vụ liên quan xâm hại trẻ em trên mạng xã hội.
TPO - Một cô bé 7 tuổi được hàng xóm đưa vào bệnh viện do cô bé bị đánh đập tàn tệ ở nhà, thậm chí còn bị lạm dụng. Tại bệnh viện, các bác sĩ cũng rơi nước mắt khi cô bé năn nỉ họ đừng cứu mình, vì cô bé “không muốn sống nữa”.
TP - Bà Nguyễn Thuận Hải - Tổng đài trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em cho biết có tình trạng cán bộ địa phương thiếu hợp tác với tổng đài, gây khó khăn cho quá trình hỗ trợ, can thiệp các vụ việc xâm hại trẻ em.
TP - Ngoài việc bổ sung các chế tài xử lý hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng cần trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản để nhận biết sự nguy hiểm, phòng tránh bị lạm dụng.
TP - Xâm hại trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, nhiều em nhỏ bị chính người trong gia đình hoặc cha mẹ bạo hành. Có ý kiến cho rằng, cần phải xử phạt nặng hơn đối với hành vi này, thậm chí có thể tước quyền làm cha mẹ.
Trong lúc đi chăn bò, bé gái N.T.T. (10 tuổi, ở Nghệ An) đã bị gã đàn ông hàng xóm nhiều lần giở trò đồi bại. Sau mỗi lần thỏa mãn thú tính, gã đàn ông lại đưa cho bé gái 2.000 hoặc 20.000 đồng và yêu cầu không được nói với ai.
TP - “Hình thức thiến hóa học ở các nước đã được thực hiện. Nếu pháp luật Việt Nam đưa hình thức xử phạt này vào thì ít nhất phải giảm được 50% vụ việc xâm hại tình dục trẻ em trong tương lai”, ĐB Nguyễn Ngọc Phương đề xuất ngày 27/5 khi Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
TPO - Sáng 27/5, đoàn giám sát báo cáo Quốc hội kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Một clip 30 phút sẽ được lần đầu trình chiếu trước khi Quốc hội dành cả ngày cho ý kiến.
TPO - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn giám sát nêu vấn đề khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em" ngày 27/4.
TPO - Một video clip khoảng 30 phút phản ánh về tình hình xâm hại trẻ em được Đoàn giám sát trình chiếu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 27/4.
TPO - Sau khi công an tiếp nhận tin báo và qua làm việc lấy lời khai, 'nạn nhân' thừa nhận vết thương là do tự dùng vật nhọn rạch vào tay mình, không phải bị người khác gây thương tích như trình báo ban đầu.
TPO - Ngày 28/2, đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” họp phiên thứ ba, cho ý kiến về kết quả giám sát. Dự kiến, báo cáo sẽ được trình chiếu trước Quốc hội bằng video clip.