Học phí đại học lại tăng mạnh

0:00 / 0:00
0:00
Trong dự thảo nghị định, Bộ GD&ĐT yêu cầu mức học phí tăng hằng năm của các trường đại học không quá 15%. Ảnh: Nghiêm Huê
Trong dự thảo nghị định, Bộ GD&ĐT yêu cầu mức học phí tăng hằng năm của các trường đại học không quá 15%. Ảnh: Nghiêm Huê
TP - Vừa qua, bốn trường đại học thuộc ĐH Quốc gia TPHCM lần lượt công bố lộ trình tăng học phí cho năm học tới theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ chi thường xuyên. Mức tăng trung bình gấp đôi hiện nay.

Cụ thể, mức học phí mà trường ĐH Công nghệ thông tin đưa ra là 25 triệu đồng/năm (hệ đại trà), 35 triệu đồng (hệ chất lượng cao), 45 triệu đồng (chương trình tiên tiến). Năm tiếp theo, học phí ở mỗi hệ đào tạo tăng thêm 5 triệu đồng. Với ĐH Bách khoa, chương trình đại trà có mức học phí là 25 triệu đồng/năm (mức cũ khoảng 12 triệu đồng); chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (mức cũ khoảng 30 triệu đồng).

Khối trường đào tạo sức khỏe ở khu vực phía Nam có học phí tăng “khủng” nhất trong hai năm nay. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố, từ năm học 2021-2022, trường dự kiến áp dụng mức học phí mới, trong đó, nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có mức 32 triệu đồng/năm, các ngành còn lại 28 triệu đồng. So với năm 2020, mức thu này tăng hơn gấp đôi. Trường ĐH Y Dược TPHCM chưa công bố mức học phí mới, nhưng từ năm 2020 đã áp dụng học phí mới theo cơ chế tự chủ với mức tăng gấp 3-4 lần so với những năm học trước.

Nguyên tắc tính học phí

Hiện nay, các cơ sở giáo dục xây dựng học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD&ĐT quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo. Theo đó, các trường sử dụng ngân sách nhà nước sẽ áp theo định mức do Bộ GD&ĐT ban hành. Trên cơ sở đó, các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nhưng không được vượt quá mức trần. Còn các trường thực hiện tự chủ sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do trường ban hành.

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT, nói rằng, qua nghiên cứu học phí đại học của Anh, Úc, Mỹ…, ông rút ra một quy tắc tính là 3x1, tức học phí chuẩn cho 1 học kỳ tương đương 3 tháng lương, hay nói cách khác, học phí chuẩn cho 1 năm học tương đương 6 tháng lương. Lương ở đây là thu nhập ở thời điểm 5 năm sau khi tốt nghiệp đại học (đi làm 1 năm đủ trả học phí 2 năm). Ông Tùng lấy ví dụ, nếu lương dự kiến 4-5 năm sau khi sinh viên tốt nghiệp là 8-10 triệu/tháng, thì học phí 1 học kỳ khoảng 24-30 triệu đồng, 1 năm 48-60 triệu đồng là phù hợp.

Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86 (quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021) đối với năm học 2021-2022 với mức học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức học phí của năm học 2020-2021.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đang xây dựng Nghị định quy định khung giá dịch vụ giáo dục - đào tạo của cơ sở giáo dục công lập; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 (thay thế Nghị định số 86 của Chính phủ). Trong dự thảo Nghị định, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra yêu cầu mức học phí tăng hằng năm của các trường không quá 15%.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.