Hoá chất diệt muỗi có tác dụng trong bao lâu?

Hoá chất diệt muỗi chỉ có tác dụng trong một đến hai tiếng, nên biện pháp chủ yếu vẫn là diệt bọ gậy, làm sạch môi trường. Ảnh minh hoạ: Internet
Hoá chất diệt muỗi chỉ có tác dụng trong một đến hai tiếng, nên biện pháp chủ yếu vẫn là diệt bọ gậy, làm sạch môi trường. Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Theo ThS.BS. Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, muỗi truyền SXH có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà và biện pháp phun hóa chất chỉ là biện pháp tức thời bởi chỉ có tác dụng từ 1-2 tiếng.

Theo Th.s - BS Nguyễn Đức Khoa, bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi. Muốn phòng bệnh sốt xuất huyết nên phòng tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, bọ gậy; phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, ngủ màn..., muỗi sốt xuất huyết thường đốt vào buổi sáng và chiều tối. Mọi người có thể diệt muỗi bằng hóa chất, vợt điện, đèn bẫy muỗi, ngăn muỗi không vào nhà bằng cách dùng rèm che, lâu dài, mọi người cần diệt lăng quăng bọ gậy.

Hiện nay SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh ở Việt Nam cho nên biện pháp phòng SXH vẫn là diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy. Muỗi truyền SXH có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà và biện pháp phun hóa chất chỉ là biện pháp tức thời bởi khi phun lên không gian với các hạt thể tích nhỏ bay lơ lửng, khi muỗi bay ra hoá chất sẽ bám vào và tiêu diệt muỗi.

Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng từ 1-2 tiếng khi các hạt hóa chất còn lơ lửng trên không gian sau đó rơi xuống đất và hết tác dụng, nên biện pháp phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thời  trong thời gian ngắn để diệt đàn muỗi trưởng thành đang mang mầm bệnh. Còn nếu không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau đàn muỗi mới có thể đã nở ra.

Hoá chất diệt muỗi có tác dụng trong bao lâu? ảnh 1 Lực lượng quân y phun hoá chất diệt muỗi tại nhà dân tại phường Láng Thượng, Hà Nội
Vừa rồi ở Hà Nội có một tỷ lệ lớn hộ gia đình không cho cán bộ y tế vào phun hóa chất hoặc chỉ cho phun tầng 1 mà không cho phun tầng trên hoặc không cho các đội xung kích, liên ngành vào diệt bọ gậy. BS Khoa giải thích nếu diệt muỗi mà chỉ diệt ở một số hộ gia đình, muỗi sẽ phát triển bay từ nhà này sang nhà khác. Vì vậy để diệt muỗi hiệu quả cần làm đồng bộ cả khu vực đồng thời với diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy.

BS Khoa khuyến cáo, có thể thả cá ở các bể nước trong nhà, còn đối với các bể nước ở công trình xây dựng có thể dùng hóa chất diệt. Thường xuyên thau rửa các chậu chứa nước. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ ở mép nước, có thể dùng bàn chải cọ kỹ. Ngoài ra còn có khay nước tủ lạnh, lọ hoa, khay kê chạn... có thể bỏ muối hoặc dầu vào không để muỗi đẻ vào. Hoặc thu dọn các vật dụng có khả năng chứa nước như máng chăn nuôi, lốp xe, tàu lá..., để muỗi đẻ vào, cần thu gom, tiêu hủy hoặc chôn lấp những vật dụng như vậy. Đây là các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng ở trong và quanh nhà.

Tại Hà Nội, có nhiều các công trình xây dựng, bãi đất trống khu xen kẹt, nhà trọ... không có người quản lý, xử lý môi trường. Theo thống kê 30-40% người mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội là người ngoại tỉnh, và sinh viên, họ sống ở những nhà trọ hoặc các khu không ai quản lý. Cần tiến hành đồng bộ, huy động mọi người tổ chức diệt lăng quăng bọ gậy, làm sạch vệ sinh môi trường mới có thể phòng bệnh được.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.